Chế định nuôi con nuôi đã được Nhà nước và pháp luật đặc biệt quan tâm vì nó là sự bảo vệ pháp lý rất cần thiết, bảo đảm những lợi ích tốt nhất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần có mái ấm gia đình. Vậy khi nhận nuôi con nuôi cần phải có sự đồng ý của những ai?
Mục lục bài viết
1. Nhận nuôi con nuôi cần phải có sự đồng ý của những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về sự đồng ý cho làm con nuôi. Theo đó:
-
Việc nhận nuôi con nuôi bắt buộc phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; trong trường hợp cha đẻ hoặc mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi đã qua đời, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì cần phải được sự đồng ý của một bên còn lại; trong trường hợp cả cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc đều không xác định được thì cần phải được sự đồng ý của người giám hộ hợp pháp; còn đối với trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì cần phải nhận được sự đồng ý của trẻ em đó;
-
Người đồng ý cho làm con nuôi cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiếp nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích cho nhận con nuôi, quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh giữa cha mẹ nuôi và con nuôi khi cho nhận con nuôi, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ sau khi trẻ em được nhận làm con nuôi;
-
Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, khách quan, vô tư, không bị ép buộc, không bị đe dọa hoặc mua chuộc, không vụ lợi cá nhân, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác;
-
Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con nuôi khi con sinh ra đã được ít nhất 15 ngày
2. Ai có trách nhiệm lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 19/2011/NĐ-CP, có quy định về trách nhiệm lấy ý kiến của những người có liên quan về việc nuôi con nuôi. Theo đó:
-
Việc lấy ý kiến của những người có liên quan về vấn đề nhận nuôi con nuôi sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010, vấn đề lấy ý kiến của những người có liên quan sẽ do Công chức tư pháp hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện trực tiếp;
-
Trong trường hợp người nhận con nuôi nộp thành phần hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú, tuy nhiên không phải là nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thì vấn đề lấy ý kiến của những người có liên quan về việc nhận nuôi con nuôi sẽ được thực hiện theo quy định như sau:
+ Trong trường hợp cử Công chức tư pháp hộ tịch trực tiếp đi lấy ý kiến của những người có liên quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiếp nhận thành phần hồ sơ cần phải có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi cử Công chức tư pháp hộ tịch của mình phối hợp trong quá trình lấy ý kiến của những người có liên quan đó;
+ Trong trường hợp không thể cử Công chức tư pháp hộ tịch trực tiếp đi lấy ý kiến của những người có liên quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiếp nhận thành phần hồ sơ cần phải có văn bản đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi tổ chức hoạt động lấy ý kiến của những người có liên quan đó;
+ Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi cần phải cử Công chức tư pháp hộ tịch của mình trực tiếp thực hiện thủ tục lấy ý kiến của những người có liên quan, sau đó gửi kết quả lấy ý kiến cho Ủy ban nhân dân cấp xã có yêu cầu.
- Việc lấy ý kiến của những người có liên quan cần phải được thể hiện bằng văn bản phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của
Nghị định .19/2011/NĐ-CP
Theo đó, trách nhiệm lấy ý kiến của những người có liên quan trong vấn đề nuôi con nuôi sẽ thuộc về Công chức Tư pháp hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã – nơi thường trú của người được nhận con nuôi trực tiếp thực hiện.
3. Người nhận nuôi có quyền thay đổi ý kiến khi đã đồng ý nhận nuôi trẻ em không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của
-
Trong quá trình kiểm tra thành phần hồ sơ, công chức tư pháp hộ tịch cần phải nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người liên quan, hoàn cảnh của những cá nhân đó. Trong trường hợp người được nhận làm con nuôi có đầy đủ cha mẹ đẻ thì Công chức tư pháp hộ tịch cần phải kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi về nghĩa vụ/quyền đối với con, cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ đó sau khi cho con nuôi hay không:
-
Trong quá trình lấy ý kiến của những người có liên quan sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 20, Điều 21 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010, Công chức tư pháp hộ tịch bắt buộc phải tư vấn đề trẻ em tiếp tục được chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đình. Trong trường hợp cho trẻ em làm con nuôi được xem là giải pháp cuối cùng phải xuất phát từ lợi ích tốt nhất của trẻ em thì công chức tư pháp hộ tịch bắt buộc phải tư vấn cho những người có liên quan về mục đích cho nhận con nuôi, quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh giữa cha mẹ đẻ và con nuôi sau khi thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi, về việc cha mẹ đẻ sẽ không còn các quyền và nghĩa vụ đối với con sau khi cho nhận con nuôi căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 (trong trường hợp cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận nào khác);
-
Trong trường hợp những người có liên quan do chưa có nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ và cụ thể về vấn đề được tư vấn, bị ảnh hưởng bởi tác động bởi yếu tố tâm lý, yếu tố sức khỏe nên đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi, sau đó mong muốn thay đổi ý kiến của mình thì trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày lấy ý kiến, những người có liên quan cần phải thông báo bằng văn bản gửi về cho Ủy ban nhân dân cấp xã đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Khi hết khoảng thời gian này, những người liên quan sẽ không được quyền thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.
Như vậy, người nhận nuôi con nuôi vẫn có thể thay đổi ý kiến về việc cho nhận con nuôi nếu người đó chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý, bị tác động bởi yếu tố sức khỏe.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, thay đổi này cần phải được thông báo bằng văn bản gửi về cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang giải quyết thành phần hồ sơ nuôi con nuôi trong khoảng thời gian 15 ngày, được tính bắt đầu kể từ ngày lấy ý kiến.
Sau khoảng thời gian đó, những người có liên quan sẽ không được quyền thay đổi ý kiến của mình về việc cho trẻ em làm con nuôi.
THAM KHẢO THÊM: