Hiện nay ở Việt Nam, pháp luật liên quan về sở hữu trí tuệ đã và đang hoàn thiện quy định một cách chặt chẽ về nhãn hiệu tập thể tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường. Vậy quy định về nhãn hiệu tập thể như thế nào? Và cần có lưu ý gì khi sử dụng nhãn hiệu tập thể?
Mục lục bài viết
1. Nhãn hiệu tập thể là gì?
1.1. Khái niệm nhãn hiệu tập thể:
Căn cứ tại Khoản 17 Điều 4
Như vậy, theo quy định trên nhãn hiệu tập thể là một loại nhãn hiệu với chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu tập thể được bảo hộ nếu đáp ứng điều kiện là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Quyền đăng ký nhãn hiệu:
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó. đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
1.2. Đặc điểm riêng biệt của nhãn hiệu tập thể:
– Thứ nhất, chủ tổ chức với tư cách là người sở hữu nhãn hiệu tập thể được hưởng quyền lợi tương tự giống như chủ sở hữu nhãn hiệu thông thường: có quyền sử dụng độc quyền nhãn hiệu trên cơ sở tôn trọng hàng hóa và dịch vụ đã đăng ký.
– Thứ hai, dù quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc về tổ chức nhưng chỉ có thành viên tổ chức mới có quyền sử dụng nhãn lên hàng hóa của họ.
– Thứ ba, nhãn hiệu loại này chịu sự ảnh hưởng của các thành viên trong tổ chức, khi muốn thay đổi chủ thể sở hữu phải có sự đồng ý của các thành viên.
1.3. Mục đích đăng kí nhãn hiệu tập thể:
Việc đăng kí nhãn hiệu tập thể nhằm các mục đích sau:
– Thứ nhất, thực hiện chức năng phân biệt các loại sản phẩm của một tập thể, vùng miền với những loại sản phẩm khác
– Thứ hai, nhằm khuếch trương các sản phẩm mang đặc trưng của một vùng nhất định, tạo danh tiếng, sự nổi tiếng cho sản phẩm nhằm mục đích tạo sự cạnh tranh trên thị trường với các sản phẩm khác cùng loại.
1.4. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể bao gồm:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
– Chứng từ nộp phí, lệ phí
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý)
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)
–
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể:
* Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện:
– Hà Nội: Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
– Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Đà Nẵng: Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
* Nộp hồ sơ online:
– Đăng ký tài khoản và nộp qua hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ. Lưu ý: để nộp được đơn các đơn vị, tổ chức phải đăng ký có chứng thư số và chữ ký số.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết:
* Thẩm định hình thức:
– Xác định tính hợp lệ của đơn đăng ký nhãn hiệu.
– Thời gian thẩm định hình thức không quá 01 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký.
– Sau khi đơn đăng ký đã được chấp nhận hợp lệ thì sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Thời gian công bố đơn đăng ký nhãn hiệu không quá 02 tháng kể từ ngày có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
* Thẩm định nội dung:
– Thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
– Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
– Sau khi đã hoàn tất đầy đủ các thủ tục và hợp lệ, cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
2. Lưu ý gì khi sử dụng nhãn hiệu tập thể?
Khi đăng ký nhãn hiệu tập thể ngoài những tài liệu giống như đăng ký nhãn hiệu thông thường, người nộp đơn phải nộp kèm theo quy chế sử dụng. Quy chế sử dụng thường bao gồm những nội dung sau:
– Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu
– Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể
– Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu
– Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu
– Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
3. Điều kiện khi sử dụng nhãn hiệu tập thể:
Khi sử dụng nhãn hiệu tập thể là một vấn đề khá phức tạp và phải đáp ứng nhiều điều kiện.
Thứ nhất, khi sử dụng thương hiệu tập thể sẽ gặp phải vấn đề là mọi thành viên đều có thể sử dụng tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lí để cấu thành thương hiệu cho hàng hóa của mình, và đương nhiên sẽ không ai có quyền độc chiếm về tên gọi xuất xứ hoặc chỉ dẫn địa lí.
Thứ hai, chức năng chính của nhãn hiệu tập thể, khác với nhãn hiệu thông thường là dùng để phân biệt nguồn gốc sản phẩm, thì với nhãn hiệu tập thể này dùng để phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của thành viên của một tổ chức, đơn vị. Chức năng này nghe qua rất dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu chứng nhận. Điểm khác biệt cơ bản nhất của hai loại nhãn hiệu này chính là đối tượng sử dụng.
+ Đối với nhãn hiệu tập thể: đối tượng được phép sử dụng là thành viên tổ chức
+ Đối với nhãn hiệu chứng nhận: đối tượng sử dụng phải là người ngoài tổ chức có nhu cầu chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Thứ ba, khi sử dụng bước đầu tiên tiến hành đăng ký nhãn hiệu cũng cần lưu ý bởi rất nhiều thiếu sót, cụ thể:
– Thiếu giấy phép hoặc quyết định thành lập, điều lệ hoạt động của tổ chức xác nhận chức năng thẩm quyền quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận chất lượng, nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hàng hoá dịch vụ.
– Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận chưa hiểu rõ quyền nộp đơn do đó có những người nộp đơn không có quyền nhưng vẫn nộp đơn đối với các loại nhãn hiệu này. Ví dụ: Cơ sở sản xuất, cá nhân…
– Trong hồ sơ đơn thường thiếu giấy cho phép đăng ký của cấp hành chính (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) đối với các đăng ký nhãn hiệu là các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá và dịch vụ mà yêu cầu đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể, hoặc nhãn hiệu chứng nhận, hoặc có nhưng chỉ cho phép sử dụng chứ không phải cho phép đăng ký.
– Người nộp đơn thường không chỉ ra trong tờ khai mục đích, nội dung và phương thức của việc chứng nhận (chứng nhận chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc địa lý hay kết hợp giữa các mục đích đó), chứng nhận như thế nào: Trình tự, thủ tục cấp phép chứng nhận các cách thức kiểm tra, duy trì mục đích và nội dung chứng nhận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: