Nhãn hiệu nổi tiếng là gì? Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng? Phạm vi và thời hạn bảo hộ cho nhãn hiệu nổi tiếng?
Nhãn hiệu từ lâu đã trở thành thuật ngữ được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường. Nhãn hiệu gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Các nhãn hiệu càng nổi tiếng thì càng được tin dùng và được nhiều khách hàng lựa chọn. Thế nhưng hiện nay vẫn còn những chủ doanh nghiệp không biết nhãn hiệu là gì cũng như không nhận thức được giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?
Nhãn hiệu được hiểu cơ bản là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, có thể nhìn thấy được, thể hiện dưới dạng từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu hàng hóa hiện được xem là tài sản trí tuệ quý giá có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Với vai trò đó thì trong những năm gần đây, đã có rất nhiều doanh nghiệp đã bỏ rất nhiều công sức để xây dựng, phát triển những nhãn hiệu, thương hiệu riêng cho mình và đưa nhãn hiệu, thương hiệu của mình trở thành những nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng.
Theo quy định tại khoản 20, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì Nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu như sau:
“Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.
Quy định được nêu cụ thể bên trên đã giới hạn phạm vi nổi tiếng là trên lãnh thổ Việt Nam. Hiểu cơ bản rằng một nhãn hiệu dù nổi tiếng như thế nào trên thế giới đi nữa mà người tiêu dùng tại Việt Nam không biết đến thì nó cũng không được xem là nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, nhãn hiệu nổi tiếng phải là nhãn hiệu đã được đưa ra trên phạm vi rộng là trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là nếu một nhãn hiệu rất nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên nếu người tiêu dùng Việt Nam không biết đến, thì nhãn hiệu này chưa được coi là nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hiện nay, nhãn hiệu hàng hóa được xem là tài sản trí tuệ quý giá có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Chính bởi vì vậy hiện rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đã bỏ không ít những công sức để xây dựng những nhãn hiệu riêng cho mình và đưa nhãn hiệu của mình trở thành nhãn hiệu nổi tiếng.
Theo pháp luật Việt Nam, một nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng thì nhãn hiệu đó phải được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Với quy định này, pháp luật đã đưa ra được phạm vi nổi tiếng của nhãn hiệu phải trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, nếu một nhãn hiệu nổi tiếng trên phạm vi toàn thế giới mà lại không được người tiêu dùng Việt Nam biết đến trên toàn lãnh thổ Việt Nam thì nhãn hiệu đó dù có ra sao cũng không được coi là nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng:
Theo Luật Sở hữu trí tuệ đã đưa ra các tiêu chí đánh giá như sau:
– Thứ nhất, số lượng người tiêu dùng liên quan đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
– Thứ hai, phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
– Thứ ba, doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
– Thứ tư, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
– Thứ năm, uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Thứ sáu, số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
– Thứ bảy, số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu nổi tiếng;
– Thứ tám, giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Dựa vào các tiêu chí này mà các tổ chức, cá nhân sẽ thu thập các chứng cứ liên quan đến quá trình sử dụng của nhãn hiệu để yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét, đánh giá.
Nhằm mục đích để có thể xác định xem một nhãn hiệu có được xem là nhãn hiệu nổi tiếng hay không thì sẽ cần phải dựa vào các tiêu chí để đánh giá như tiêu chí về số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; tiêu chí về thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; tiêu chí về uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó.
Trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng chỉ đặt ra vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng mà không quy định các tiêu chí cụ thể xác định một nhãn hiệu như thế nào sẽ được coi là nổi tiếng. Việt Nam hiện đang là thành viên của một số các văn bản pháp luật quốc tế nên việc xác định phải thiết lập một hình thức pháp lý rõ ràng cụ thể để đưa các quy định của công ước, hiệp định đi vào áp dụng trong thực tiễn là điều cần thiết.
Như vậy, căn cứ theo phương pháp đánh giá dựa theo các tiêu chí như nêu ở trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đa số các tiêu chí đánh giá theo quy định trên đây là chưa đầy đủ, chỉ mang tính định tính chung chung mà không cụ thể, không có định lượng một cách rõ ràng.
Bên cạnh đó, ta có thể nhận thấy có sự mâu thuẫn giữa các quy định về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, nếu trong định nghĩa tại Khoản 20, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ đưa ra khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng là chỉ cần được người tiêu dùng biến đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam thì trong Khoản 6, Khoản 7, Điều 75
Từ đây ta nhận thấy, để đánh giá sự nổi tiếng của nhãn hiệu, không nhất thiết phải đánh giá tất cả các tiêu chí trên mà tuỳ từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên qua các phân tích trên đây, ta thấy rõ là các quy định về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng cần phải được xem xét và làm rõ hơn để có thể đảm bảo tốt hơn quyền lợi của các doanh nghiệp.
3. Phạm vi và thời hạn bảo hộ cho nhãn hiệu nổi tiếng:
Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng:
Theo Điểm d Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được quy định cụ thể như sau:
“Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng rộng hơn nhãn hiệu thông thường rất nhiều và bao trùm lên cả các hàng hóa, dịch vụ không cùng loại. Mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa hoặc dịch vụ bất kỳ, dịch vụ không cùng loại, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng đều bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng.”
Pháp luật hiện hành về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam và thế giới hiện đã dành cho những nhãn hiệu nổi tiếng mức độ bảo hộ rất cao, cụ thể là đối với nhãn hiệu nổi tiếng, phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu nổi tiếng rộng hơn nhãn hiệu thông thường và bao trùm lên cả các sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Chính vì vậy, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ nào khác, kể cả hàng hoá, dịch vụ không cùng loại, không tương tự với, và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nếu có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng đều bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng.
Thời hạn bảo hộ cho nhãn hiệu nổi tiếng:
Pháp Luật sở hữu trí tuệ cũng dành cho những nhãn hiệu nổi tiếng một ưu đãi đặc biệt: quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng ghi trong quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy vậy, chúng ta cũng không thể loại trừ trường hợp một nhãn hiệu nổi tiếng không được bảo hộ nữa. Đó là khi nhãn hiệu không còn nổi tiêng nữa, hay nói cách khác là khi các tiêu chí làm nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng không còn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định (trường hợp này còn gọi là sự lu mờ nhãn hiệu).
Trên đây là những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về nhãn hiệu nổi tiếng và các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Các quy định mới của pháp Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phù hợp với quy phạm quốc tế cũng như đã phù hợp với thực tiễn pháp luật quốc tế.