Trên thị trường phải người tiêu dùng luôn phải đứng trước sự lựa chọn các sản phẩm cùng loại, có hình dáng tương tự nhau đến từ nhiều nhà sản xuất, nhà có nhãn hiệu mà người tiêu dùng có thể nhận biết và phân loại các sản phẩm cùng loại đó. Vậy nhãn hiệu liên kết là gì, và thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nhãn hiệu liên kết là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu liên kết. Theo đó, nhãn hiệu liên kết là các loại nhãn hiệu được sử dụng trên thực tế, nhãn hiệu đó do cùng một chủ thể thực hiện hoạt động đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, hoặc các loại sản phẩm tương tự nhau, hoặc các loại sản phẩm và dịch vụ có mối liên kết với nhau.
Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu liên kết được độc quyền sử dụng dấu hiệu có khả năng phân biệt cho nhiêu loại hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhãn hiệu liên kết tạo ra sự yên tâm cho người sử dụng những sản phẩm dịch vụ mới của doanh nghiệp bởi nó có liên kết với các sản phẩm, dịch vụ từng được biết đến và được người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa.
Nhìn chung, nhãn hiệu có thể được phân thành nhiều loại, trong đó có nhãn hiệu liên kết. Nhãn hiệu có thể được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau như: phân loại dựa trên hình thức thể hiện của nhãn hiệu, phân loại theo mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu, phân loại theo số lượng chủ thể của nhãn hiệu, phân loại theo tính chất và chức năng của nhãn hiệu. Có thể khái quát một số nhãn hiệu cơ bản, trong đó có nhãn hiệu liên kết như sau:
Nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ;
– Nhãn hiệu tập thể;
– Nhãn hiệu chứng nhận;
– Nhãn hiệu liên kết;
– Nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết như thế nào?
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 100 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Theo đó, thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu liên kết theo mẫu do pháp luật quy định;
– Tài liệu, giấy tờ, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ được quy định cụ thể từ Điều 102 đến Điều 106 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022;
–
– Các tài liệu và giấy tờ chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
– Các tài liệu và giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên, nếu người có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên;
– Chứng từ và giấy tờ, tài liệu chứng minh đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ về tài chính, chứng từ nộp phí và lệ phí tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn, đơn đăng ký nhãn hiệu liên kết có thể nộp trực tiếp hoặc gửi thông qua đường bưu điện tới cơ quan có thẩm quyền. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động thẩm định hình thức đơn. Từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Trong trường hợp đơn được coi là hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định chấp nhận đơn. Trong trường hợp đơn không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn, kèm theo các lý do chính đáng. Phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu liên kết sẽ được thực hiện theo Thông tư 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp (sửa đổi tại Thông tư 31/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp).
Bước 3: Công bố đơn. Sau khi đã có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Tiến hành hoạt động thẩm định nội dung đơn. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá khả năng được bảo hộ của các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, từ đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng với quy định của pháp luật. Sau đó ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nếu các đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu liên kết. Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo hộ, người nộp đơn cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đúng hạn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu liên kết đó, ghi vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, sau đó công bố trên Công báo sở hữu trí tuệ.
3. Vai trò của nhãn hiệu liên kết gồm những gì?
Theo như phân tích nêu trên, nhãn hiệu liên kết cũng là một trong những hình thức phân loại của nhãn hiệu. Vì vậy, nhãn hiệu liên kết có một số vai trò cơ bản sau:
Thứ nhất, nhãn hiệu liên kết phân biệt hàng hóa và dịch vụ cùng loại. Trên thị trường người tiêu dùng luôn phải đứng trước sự lựa chọn các sản phẩm cùng loại, có hình dáng tương tự nhau đến từ các nhà sản xuất khác nhau, có thể họ còn luôn cạnh tranh nhau. Nhờ có nhãn hiệu, người tiêu dùng có thể nhận biết, phân biệt hàng hóa, dịch vụ này với hàng hóa, dịch vụ khác cùng loại. Nhãn hiệu, ngay từ khi hình thành, đã được coi như một hình thức cô đọng và khái quát nhất để mang lại cho người tiêu dùng các thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Có thể nói, nhãn hiệu chính là dấu hiệu đầu tiên và dễ dàng nhất giúp chúng ta phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở kinh doanh khác nhau.
Thứ hai, nhãn hiệu liên kết cung cấp đầy đủ các thông tin về nguồn gốc của sản phẩm và hàng hóa. Mặc dù không phải là sản phẩm, tuy nhiên nhãn hiệu có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động thương mại bởi vì đó là công cụ để đảm bảo cho khách hàng về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm đó. Nhãn hiệu giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra những loại sản phẩm mà họ đã từng biết, họ đã từng sử dụng của những nhà sản xuất và nhà cung cấp uy tín mà họ đã đặt niềm tin vào chất lượng và công hiệu của những loại sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp đó. Điều đó cho thấy mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa nhãn hiệu với nguồn gốc của sản phẩm, thông tin của các nhà sản xuất, các nhà cung cấp và các doanh nghiệp.
Thứ ba, nhãn hiệu liên kết đảm bảo về chất lượng của các loại hàng hóa và dịch vụ. Một sản phẩm khi được đưa ra thị trường đến với người tiêu dùng sẽ được khẳng định về chất lượng và uy tín thông qua nhãn hiệu. Về bản chất, giá trị thực sự của nhãn hiệu chính là chất lượng sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Muôn tạo dựng được lòng tin và sự ủng hộ của người tiêu dùng dành cho nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu phải không ngừng tiên bộ, cải tiên và phát triển các sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể đáp ứng nhu cầu và sự tiên bộ của người tiêu dùng cũng như cả xã hội. Người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm thông qua một nhãn hiệu uy tin có thể hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc sản phẩm, hơn nữa, trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, họ còn xác định được chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý cho nhãn hiệu họ chọn.
Thứ tư, nhãn hiệu liên kết còn có vai trò kinh tế và quảng cáo. Nhãn hiệu giúp thúc đầy tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, bởi lẽ khi một nhãn hiệu trở nên phổ biến và được quan tâm trên thị trường đồng nghĩa việc sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó có những ưu thế về chất lượng, giá cả … Để duy trì được chỗ đứng, vị thế, uy tin và sự tín nhiệm của nhãn hiệu trên thị trường, nhà sản xuất phải không ngừng cải tiến và phát triển sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa mà họ sản xuất. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất phải không ngừng cải tiến, đổi mới, đầu tư vào công nghệ, nhân lực, lao động … để từ đó có thể nâng cao sản xuất, năng suất, chất lượng, cũng như giảm giá thành sản phẩm, đưa ra được những sản phẩm có giá trị cao cho thị trường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.