Nhãn hiệu là một trong những thủ tục nên được cá nhân, tổ chức ưu tiên thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo sự an toàn, tránh bị đối tượng khác xâm phạm. Vậy nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể là gì?
Mục lục bài viết
1. Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể là gì?
Nhãn hiệu là một thuật ngữ được xuất hiện thường xuyên trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, có vai trò quan trọng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định khoản 16 Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu được cá nhân đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác của các doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là, nếu chỉ bảo hộ nhãn hiệu chung chung mà không xác định được chính xác các yếu tố cấu thành nên dáu hiệu là vẫn tồn tại những rủi ro nhất định. Bởi, trên thực tế nhãn hiệu không chỉ bao gồm chữ cái (tên gọi sản phẩm) mà còn được thể hiện thông qua các dạng như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh…nên bảo hộ nhãn hiệu tổng thể là điều thật sự cần thiết để bảo đảm được quyền lợi của doanh nghiệp. Theo quy định pháp luật hiện hành thì nhãn hiệu tổng thể có những điểm tương đồng đối với bảo hộ nhãn hiệu. Điểm khác nhau cơ bản để cá nhân có thể phân biệt phạm vi bảo hộ tổng thể đó là phạm vi thực hiện bảo hộ, cụ thể:
– Bảo hộ về mẫu nhãn hiệu
Phần mẫu nhãn hiệu phải đảm bảo là không bao gồm các yếu tố bị loại trừ (Các trường hợp dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình bị coi là không có khả năng phân biệt);
Đói với trường hợp, có chứa đựng các yếu tố bị loại trừ nhưng có liên quan chặt chẽ với bộ phận còn lại; Hoặc có xuất hiện yếu tố bị loại trừ không làm mất khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Thì đối với những trường hộ này có thể để lại yếu tố bị loại trừ trong mẫu nhưng yếu tố đó không thuộc bảo phạm vi bảo hộ.
Ví dụ: Nhãn hiệu PHUONGANH CLOTHES cho sản phẩm may mặc.
Dấu hiệu CLOTHES được xem là những dấu hiệu không có khả năng phân biệt với sản phẩm khác do mang nội dung mô tả chính sản phẩm. Tuy nhiên kết hợp với thuật ngữ tên riêng là PHUONGANH thì xét về tổng thể, nhãn hiệu vẫn có khả năng phân biệt. Chính vì vậy, nhãn hiệu có thể được chấp nhận bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng “CLOTHES”.
– Liên quan đến danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu:
Theo quy định thì nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi nhóm ngành sản phẩm dịch vụ và những ngành này phải đủ điều kiện để được đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng);
Từ vấn đề nêu trên thì cần xác định nhóm ngành sản phẩm, dịch vụ thực hiện hoạt động đăng ký để tránh bị doanh nghiệp khác lợi dụng danh tiếng nhãn hiệu.
– Phạm vi lãnh thổ quốc gia:
Nhãn hiệu khi được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận bảo hộ thì chỉ có thể được bảo hộ trong phạm vi quốc gia mà nhãn hiệu đó được cấp giấy chứng nhận. Vì vậy, để có thể bảo hộ nhãn hiệu tổng thể thì cần xác định rõ quốc gia xin bảo hộ để tránh trường hợp khi tham gia vào thị trường quốc tế thì nhãn hiệu xảy ra những tranh chấp.
2. Điều kiện, nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu tổng thể:
– Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định:
Hiện nay, theo Điều 72 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ thì về việc nhãn hiệu được bảo hộ phải cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Nhãn hiệu khi được hình thành thì phải chứa các dấu hiệu có thể nhìn thấy được, thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, và có thể được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
Bên cạnh đó, nhãn hiệu được xây dựng phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Với các nội dung đã phân tích thì nhãn hiệu là thuật ngữ có phạm vi rộng, không chỉ bao gồm tên gọi, thương hiệu của một sản phẩm mà còn bao gồm các dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh…Cho dù có tồn tại các dấu hiệu gì thì cũng phải có khả năng phân biệt với các sản phẩm. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu cũng đã được Luật sở hữu trí tuệ ghi nhận rằng: Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt theo quy định của pháp luật.
– Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu tổng thể:
Xây dựng về nhãn hiệu cần có sự đầu tư, tìm hiểu kỹ các thông tin nên tổ chức, cá nhân cần chú ý đến không chỉ các yếu tố cấu thành nhãn hiệu mà còn phải chú ý đến ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Hiện nay, có nhiều cá nhân, tổ chức có đăng ký bảo hộ riêng rẽ cho từng dấu hiệu cho nhãn hiệu, đây cũng là một phương pháp có tính hiệu quả và sát với thực tế để hạn chế các tổ chức, cá nhân sử dụng một phần nhãn hiệu của mình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tổng thể:
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tổng thể tại cơ quan có thẩm quyền sẽ được tiến hành tương tự như đối với nhãn hiệu thông thường. Thông thường, cần thực hiện các bước thực hiện thủ tuc đăng ký nhãn hiệu tổng thể như sau:
Bước 1. Chuẩn bị và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
Cá nhân tổ chức để được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đề nghị thì cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu như sau:
+ Cần có 01 mẫu nhãn hiệu để cơ quan có thẩm quyền xem xét;
+ Cần chuẩn bị Danh mục sản phẩm mang nhãn hiệu;
+ Nếu thủ tục này được thực hiện do người đại diện thì cần chuẩn bị thêm
Bước 2. Tiếp nhận và xem xét hồ sơ:
Cục Sở hữu trí tuệ khi tiếp nhận đơn sẽ có trách nhiệm trong việc xem xét đơn về mặt hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, và các yếu tố có liên quan.. Liên quan về thời hạn thẩm định hình thức: thì sẽ được thực hiện trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Trong trường hợp đơn đăng ký của doanh nghiệp hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông thông báo việc chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn;
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng theo quy định thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo về việc không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp dựa theo văn bản hướng dẫn hoặc thông báo để tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 3. Tiến hành công bố đơn:
Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: sẽ được tiến hành trong 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Bước 4. Thẩm định nội dung:
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký;
Nhận thấy đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.
Nếu không đồng tình với quyết định của Cục SHTT thì doanh nghiệp sẽ tiến hành khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để chứng minh đáp ứng đủ điều kiện cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Bước 5. Tiến hành cấp văn bằng:
Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong thời hạn 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Lưu ý: Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu chỉ được thực hiện trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Và được gia hạn không hạn chế khi kết thúc thời hạn bảo hộ.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ.