Trong quá trình mua sắm của người tiêu dùng, có nhiều căn cứ khác nhau để họ biết được chất lượng sản phẩm, nguồn gốc hay xuất xứ, nhận diện thương hiệu, trong đó nhãn hàng hóa và nhãn hiệu hàng hóa là phương tiện biểu đạt những nội dung mà họ thường mong muốn biết.
Mục lục bài viết
1. Nhãn hàng hóa là gì?
Trong Tiếng Việt, thuật ngữ “nhãn” là những Điểm mà người ta nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Nhãn hàng hóa là những Điểm nhìn thấy bằng mắt thường trên hàng hóa. Trong Tiếng Anh, thuật ngữ “nhãn” nói chung (label) được định nghĩa là một mẫu giấy, vải, nhựa được gắn vào vật để cho biết vật đó là gì và cung cấp thông tin về vật đó.
Trong khoa học pháp lý thì quan niệm về ‘nhãn ‘ có sự khác biệt. Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex quốc tế (CAC) trong tiêu chuẩn ghi nhãn đối với thực phẩm bao gói sẵn đã đưa ra định nghĩa về nhãn đối với thực phẩm là: Nhãn là thẻ, nhãn hiệu, mác, hình ảnh, hoặc các hình thức mô tả khác được viết, in, ghi, khắc nổi, khắc chìm một cách trực tiếp hoặc gắn vào bao bì thương phẩm. Ghi nhãn là việc sử dụng các hình thức thể hiện như in, viết, vẽ kỹ thuật đồ họa để trình bày trên nhãn đi kèm hoặc đính gần thực phẩm để cung cấp thông tin về thực phẩm đó, kể cả với mục đích tăng cường tiêu thụ hoặc bán hàng.
2. Đặc điểm của nhãn hàng hóa:
– Nhãn hàng hóa có khả năng cung cấp thông tin liên quan đến hàng hóa. Khi đưa hàng hóa ra thị trường, trên bao bì hàng hóa của mỗi thương nhân có thể in nhiều hình ảnh, chữ viết bằng một ngôn ngữ hoặc thậm chí nhiều ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiên chỉ có các nội dung cung cấp các thông tin liên quan đến đặc tính của hàng hóa mới được coi là nhãn hàng hóa.
– Việc ghi nhãn hàng hóa chỉ được thực hiện bởi thương nhân sản xuất hàng hóa hoặc thương nhân nhập khẩu hàng hóa. Bởi lẽ chỉ doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa mới hiểu rõ các đặc tính, tính năng đối với hàng hóa của mình để từ đó đưa ra các thông tin, khuyến nghị cho người tiêu dùng một cách trung thực, chuẩn xác và đầy đủ nhất.
Điều này có sự khác biệt trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu. Đối với hàng hóa nhập khẩu do chi phí để thiết kế nhãn bằng ngôn ngữ riêng của nước nhập khẩu cho sản phẩm xuất khẩu sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. do đó các doanh nghiệp xuất khẩu thường thiết kế một nhãn chung cho tất cả các sản phẩm.
– Nhãn hàng hóa được thể hiện bằng cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp trên bao bì sản phẩm hàng hóa. Thông thường, các nội dung về nhãn hàng hóa được ghi trực tiếp hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa.
Tuy nhiên, một số hàng hóa vì dung lượng thông tin phải cung cấp rất lớn nhưng kích thước bao bì để đăng tải các thông tin về hàng hóa là có giới hạn, bởi vậy nhiều nội dung của nhãn hàng hóa không được doanh nghiệp thể hiện trực tiếp trên bao bì mà được thể hiện trên các tài liệu khác liên quan đến hàng hóa như tài liệu kèm theo, catalogue hàng hóa,…) và trên bao bì hàng hóa sẽ có nội dung dẫn chiếu đến tài liệu đó.-đây là phương thức biện hiện gián tiếp của nhãn hàng hóa.
3. Vai trò của nhãn hàng hóa:
+ Ban đầu, nhãn hàng hóa chỉ có một vai trò duy nhất là công cụ giúp nhà sản xuất gây ấn tượng với người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển kinh tế, trình độ hiểu biết của người tiêu dùng, nhãn hàng hóa ngày nay có nhiều vai trò khác nhau.
+ Vai trò quan trong nhất của nhãn hàng hóa đó là cung cấp các thông tin cơ bản về hàng hóa đến người tiêu dùng, đảm bảo người tiêu dùng khai thác hiệu năng và bảo quản hàng hóa hiệu quả nhất.
+ Nhãn hàng hóa còn là một trong những dâu hiệu để phân biệt hàng hóa của thương nhân này với thương nhân khác, là công cụ để thương nhân quảng cáo thương hiệu của mình, hạn chế hàng giả mạo, kém chất lượng.
+ Nhãn hàng hóa còn được các thương nhân sản xuất hàng hóa sử dụng để quảng cáo cho thương hiệu, sản phẩm của mình. Tác giả Tony Holkham đã nói rằng : Nhãn hàng hóa là cơ hội để các công ty nói chuyện với khách hàng. Trong bối cảnh thị trường hàng hóa đa dạng và phong phú, nhãn hàng hóa sẽ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bằng những hình ảnh, màu sắc bắt mắt nhất, không chỉ vậy các thương nhân còn có thể sử dụng ngôn ngữ trên nhãn hàng hóa để quảng cáo cho sản phẩm của mình bằng phương pháp nhấn mạnh đặc tính, đặc thù riêng của hàng hóa.
4. Phân loại nhãn hàng hóa:
– Căn cứ mặt hàng được gắn nhãn hàng hóa : nhãn hàng hóa đối với sản phẩm thuốc ; nhãn hàng hóa đối với sản phẩm giày ; nhãn hàng hóa đối với sản phẩm đồng hồ, máy tính,…
– Căn cứ vào phương thức biểu hiện nhãn hàng hóa trên bao bì : nhãn hàng hóa trực tiếp và nhãn hàng hóa gián tiếp.
– Căn cứ vào thứ tự ghi nhãn trên sản phẩm hàng hóa : nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu trên hàng hóa ; nhãn phụ là nhãn dịch từ nội dung của nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài ra ngôn ngữ nước sở tại.
– Căn cứ và ngôn ngữ thể hiện trên nhãn hàng hóa : nhãn hàng hóa bằng tiếng nước ngoài, nhãn hàng hóa bằng tiếng nước sở tại, nhãn hàng hóa song ngữ (bao gồm tiếng nước ngoài và tiếng nước sở tại).
5. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa:
Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa là:
“a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa;
d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
2. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm tại Phụ lục I hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế thì việc thể hiện những nội dung quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.”
6. Phân biệt giữa nhãn hàng hóa và nhãn hiệu hàng hóa:
– Về bản chất: “Nhãn hiệu hàng hóa” được định nghĩa là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau( theo
– Về tiêu chuẩn xây dựng: việc xây dựng nhãn hiệu là quyền của thương nhân. Thương nhân được quyền tự do sáng tạo “nhãn hiệu” cho riêng mình, miễn là không trùng hoặc gây nhầm lẫn với “nhãn hiệu” đã được đăng ký bảo hộ của thương nhân khác. “nhãn hàng hóa” phải được xây dựng đúng và đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
– Về dấu hiệu nhận biết: Đối với “nhãn hiệu”, những dấu hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc dụng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ. Khi thiết kế, “nhãn hiệu” phải không được trùng hoặc không tương tự đến mức gây nhầm lẫn với “nhãn hiệu” của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam (kể cả các nhãn hiệu đang được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia).
“Nhãn hàng hóa” là những thông tin được biểu hiện dưới dạng văn bản (một số nội dung được thể hiện dưới dạng biểu tượng, hình ảnh ) về các nôi dụng: tên hàng hóa, xuất xứ, tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thông tin cảnh báo an toàn, hướng dẫn sử dụng, bảo quản…. “nhãn hiệu” có nội dung ngắn, thường mang tính biểu tượng, trong khi “nhãn hàng hóa” có nội dung dài, chủ yếu được biểu hiện bằng văn bản.
– Về phạm vi thể hiện: “nhãn hàng hóa” rất đa dạng, với mỗi loại hàng hóa, lô, loạt hàng hóa khác nhau sẽ lại có một “nhãn hàng hóa” khác nhau. Tức là, mỗi một sản phẩm đều có “nhãn hàng hóa” riêng của mình. Về thực chất, nhãn hàng hóa cũng chính là nhãn sản phẩm vẫn được dùng trong đăng ký chất lượng sản phẩm.
“Nhãn hiệu” có thể được dùng chung cho toàn bộ hoặc từng loại hàng hóa, dịch vụ của một chủ sở hữu khi đã đăng ký, thậm chí các loại hàng hóa, dịch vụ này không có liên quan tới nhau.
– Về tính chất pháp lý: “nhãn hàng hóa” là yếu tố bắt buộc phải thể hiện trên sản phẩm, khi chủ thể kinh doanh thực hiện kinh doanh các loại hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Việc ghi “nhãn hàng hóa” là trách nhiệm của chủ thể kinh doanh, được thực hiện thông qua việc đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Nếu chủ thể kinh doanh không thực hiện trách nhiệm này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
“Nhãn hiệu” là yếu tố không bắt buộc phải thể hiện trên sản phẩm. Việc thể hiện “nhãn hiệu” trên sản phẩm chỉ nhằm mục đích giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Nếu được đăng ký bảo hộ, “nhãn hiệu” sẽ trở thành tài sản riêng của chủ sở hữu và không phụ thuộc vào nhãn hàng hóa được ghi trên sản phẩm.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Thương mại năm 2005;
–
– Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa.