Đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị, biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm đô thị hóa trên thế giới?
Mục lục bài viết
1. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm đô thị hóa trên thế giới?
A. Tỷ lệ dân thành thị tăng
B. Tỷ lệ dân nông thôn tăng
C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
Đáp án đúng: C
Giải thích: Đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới là: Số dân thành thị có xu hướng tăng nhanh; Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn và lối sống thành thị phổ biến ngày càng rộng rãi.
2. Đặc điểm của đô thị hoá trên thế giới:
2.1. Số dân gia tăng:
Thực tế cho thấy, đô thị hoá làm cho tỷ lệ dân số gia tăng, đặc biệt là ở những khu vực tỉnh thành phố lớn. Tỷ lệ này có sự thay đổi theo những mốc thời gian nhất định.Tại thời điểm thế kỉ thứ XIX, số dân thành thị ước tính đạt 30 triệu dân, chiếm 3% tỷ lệ dân số trên phạm vi lãnh thổ toàn cầu.
Đô thị hóa thúc đẩy công cuộc di dân về những thành phố lớn để sinh sống và phát triển kinh tế. Năm đầu của thế kỷ XX, mức độ gia tăng dân số đạt hơn 600 triệu dân tại những thành phố có 10 vạn dân. Con số gia tăng này tương đương với khoảng 5,5% đến 16% dân cư thế giới tại thời điểm đó.
2.2. Mở rộng lãnh thổ:
Đô thị hóa thúc đẩy khu vực lãnh thổ đô thị ngày càng được mở rộng sang các vùng và tỉnh thành lân cận. Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật được cải thiện với sự liên kết giữa các khu vực. Nhờ vậy, khoảng cách đời sống giữa dân cư các vùng tiếp giáp được kéo gần và hình thành sự mở rộng lãnh thổ của đô thị hoá
Sự liên kết này nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sinh hoạt và phát triển tài chính, kinh tế của người dân. Cư dân giữa các vùng có thể sử dụng dịch vụ của các vùng lân cận với sự chênh lệch về mức sống không quá khác biệt.
Ví dụ:
Châu Âu: Mật độ các thành phố lớn trên toàn thế giới chiếm khoảng 2% lục địa của châu Âu, tương đương với 3.000.000 km2.
Nước Anh: Còn 5% là con số tỷ lệ của diện tích các thành phố lớn tại Anh so với toàn bộ lãnh thổ vào đầu thế kỉ XXI. Con số này đến nay đã tăng lên 6% và dự đoán sẽ tăng thêm 14% vào thời điểm cuối thế kỷ.
2.3. Lối sống đô thị phổ biến:
Lối sống đô thị được biểu hiện rõ rệt qua các hoạt động sinh hoạt văn hoá, kinh tế, xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện. Hệ thống các căn nhà cao tầng, các trung tâm thương mại, hàng loạt các khu vui chơi giải trí,… được đầu tư và phát triển.
Ví dụ: Lối sống đô thị phổ biến thể hiện qua các yếu tố:
– Nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ vui chơi giải trí tăng cao
– Hệ thống y tế, giáo dục, trường học,… được đầu tư kỹ lưỡng
– Hệ thống thông tin nhanh nhạy với kết nối không dây và thời kỳ công nghệ số
– Ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật để cải thiện chất lượng cuộc sống, tối ưu sản xuất và lưu thông
3. Các hình thức đô thị hoá phổ biến trên thế giới:
– Đô thị hoá nông thôn: Là xu hướng bền vững có tính quy luật. Là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn ( cách sống, hình thức nhà cửa, phong cách sinh hoạt…), đây là sự tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững.
– Đô thị hoá ngoại vi: Là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố do kết quả phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng … tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị… góp phần đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn.
– Đô thị hoá tự phát: Là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do dân cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là nông thôn … dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm chất lượng cuộc sống…
4. Bài tập tự luyện kèm đáp án
Câu 1. Châu lục nào sau đây có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới?
A. Đại dương.
C. Phi.
D. Âu.
B. Mĩ.
Đáp án đúng là: A
Châu lục có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Á và châu lục có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Đại Dương.
Câu 2. Đô thị hoá được xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi
A. Phù hợp với công nghiệp hoá.
B. Nâng cao tỷ lệ dân thành thị.
C. Xuất hiện nhiều đô thị lớn.
D. Sản phẩm hàng hóa đa dạng.
Đáp án đúng là: A
Đô thị hoá đươc xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi phù hợp với công nghiệp hoá và thức đẩy sự phát triển của xã hội nhưng ít ảnh hưởng tiêu cực nhất đến môi trường, kinh tế, xã hội.
Câu 3. Một trong những biểu hiện của quá trình đô thị hóa là
A. Dân nông thôn ra thành phố làm việc nhiều.
B. Dân cư thành thị có xu hướng về nông thôn.
C. Dân cư tập trung chủ yếu ở thành phố nhỏ.
D. Lối sống đô thị ngày càng phổ biến rộng rãi.
Đáp án đúng là: D
Đô thị hóa là một quá trình kinh tế – xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 4. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?
A. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.
B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
C. Nam Á, Đông Á, Tây và Trung Âu.
D. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.
Đáp án đúng là: C
Những khu vực tập trung đông dân trên thế giới là Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu,…
Câu 5. Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở
A. Châu Mĩ.
B. Châu Phi.
C. Châu Phi.
D. Châu Á.
Đáp án đúng là: D
Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở châu Á với một số cường quốc dân số như Ấn Độ, Trung Quốc đều trên 1 tỉ dân.
Câu 6. Hậu quả của đô thị hóa tự phát là
A. Ách tắc giao thông, ô nhiễm nước.
B. Làm thay đổi tỉ lệ sinh tử ở đô thị.
C. Làm thay đổi sự phân bố dân cư.
D. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án đúng là: A
Hậu quả của đô thị hóa tự phát là làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội ngày càng tăng.
Câu 7. Phân bố dân cư của châu lục nào sau đây ngày càng tăng nhiều?
A. Châu Âu.
B. Châu Mỹ.
C. Châu Á.
D. Châu Phi.
Đáp án đúng là: B
Phân bố dân cư của châu Mỹ ngày càng tăng nhiều do sự thu hút nhân tài, chính sách đãi ngộ tốt, mức sống cao,…
Câu 8. Châu lục nào sau đây có mức độ tập trung dân cư thành thị thấp nhất?
A. Tây Âu.
B. Bắc Mĩ.
C. Nam Mĩ.
D. Châu Phi.
Đáp án đúng là: D
Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
– Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, LB Nga, LiBi.
– Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga).
=> Trong số các châu lục sau, châu lục có mức độ tập trung dân cư thành thị thấp nhất là châu Phi.
Câu 9. Châu lục nào sau đây có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới?
A. Á.
B. Phi.
C. Mĩ.
D. Âu.
Đáp án đúng là: A
Châu lục có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Á và châu lục có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Đại Dương.
Câu 10. Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào?
A. Trung Á.
B. Tây Á.
C. Đông Á.
D. Bắc Á.
Đáp án đúng là: C
Ở châu Á dân cư tập trung đông nhất ở khu vực Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu,…
Câu 11. Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của
A. Quá trình đô thị hóa.
B. Sự phân bố dân cư.
C. Số dân nông thôn giảm.
D. Mức sống dân cư tăng.
Đáp án đúng là: A
Biểu hiện của đô thị hóa là tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh. Từ năm 1900 – 2005: Tỉ lệ dân thành thị tăng (từ 13,6% lên 48%), tỉ lệ dân nông thôn giảm (86,4% xuống 52%).
Câu 12. Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây?
A. Các thung lũng, hẻm vực.
B. Các ốc đảo và cao nguyên.
C. Vùng đồng bằng, ven biển.
D. Miền núi, mỏ khoáng sản.
Đáp án đúng là: C
Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, ven biển, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà,… đều có mật độ dân số cao.
Câu 13. Khu vực nào sau đây ở châu Mĩ có mật độ dân số thấp nhất hiện nay?
A. Trung Mĩ.
B. Ca-ri-bê.
C. Bắc Mĩ.
D. Nam Mĩ.
Đáp án đúng là: C
Khu vực ở châu Mĩ có mật độ dân số cao nhất hiện nay là Ca-ri-bê (phổ biến từ 10 đến 100 người/km2 – 2020). Còn khu vực có mật độ dân số thấp nhất là Bắc Mĩ (phổ biến từ 10 đến 100 người/km2, có nơi dưới 10 người/km2 – 2020).
Câu 14. Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?
A. Châu Mĩ.
B. Châu Phi.
C. Châu Âu.
D. Châu Á.
Đáp án đúng là: D
Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là châu Á. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á là những khu vực có dân cư đông đúc nhất.
Câu 15. Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là do
A. Các yếu tố của khí hậu (nhiệt, mưa, ánh sáng).
B. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
C. Nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.
D. Tác động của các loại đất, sự phân bố của đất.
Đáp án đúng là: B
Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
THAM KHẢO THÊM: