Thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chất lượng lao động vẫn chưa được quan tâm đúng mức và còn tồn tại nhiều yếu kém, hạn chế. Vậy nhận định nào sau đây không đúng về chất lượng nguồn lao động nước ta?
Mục lục bài viết
1. Nhận định nào sau đây không đúng về chất lượng nguồn lao động nước ta?
A. Lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao.
B. Công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
C. Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.
D. Trình độ lao động ngày càng được cải thiện.
Đáp án đúng: A
Lời giải chi tiết: Phát biểu không đúng về chất lượng nguồn lao động nước ta là Lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao. Vì hiện nay lao động chưa qua đào tạo của nước ta còn chiếm tỉ lệ cao, lao động đã qua đào tạo vẫn còn ít
2. Thách thức của lao động Việt Nam trong thời kỉ nguyên số:
Những thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên số sẽ đòi hỏi người lao động trẻ mới tham gia thị trường lao động phải đáp ứng được những bài kiểm tra về kỹ năng để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế.
– Theo Tiến sĩ Đào Quang Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), nguồn nhân lực của chúng ta so với các nước trong khu vực hiện vẫn còn khoảng cách nhất định. Theo số liệu năm 2016, tỷ lệ lao động của Việt Nam đã qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ là 20,6%. Như vậy, chúng ta vẫn còn gần 80% lao động chưa có bằng cấp chứng chỉ, chưa được đào tạo một cách bài bản.
– Lực lượng lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhìn ở một khía cạnh khác, lao động Việt Nam hầu hết làm việc trong khu vực phi chính thức, sản xuất giản đơn, nhỏ lẻ với quy mô gia đình.
– Lao động của Việt Nam phần lớn chưa được qua đào tạo; việc sở hữu các kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng công nghệ thông tin và khả năng sáng tạo vẫn còn rất hạn chế so với các nền kinh tế thành viên APEC. Đây cũng là một thách thức rất lớn đối với lực lượng lao động trẻ của Việt Nam.
3. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao chủ yếu là do
A. số lượng lao động trong các công ty liên doanh tăng lên.
B. phát triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
C. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
D. mở thêm nhiều các trung tâm đào tạo và hướng nghiệp.
Đáp án: C. Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao chủ yếu là do những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?
A. Nguồn lao động bổ sung khá lớn.
B. Tỉ lệ qua đào tạo còn khá thấp.
C. Có tác phong công nghiệp cao.
D. Chất lượng ngày càng nâng lên.
Đáp án: C. Đặc điểm không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay là cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế của nước ta hiện nay có sự chuyển biến nhanh chóng. Vì hiện nay, mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu động theo ngành và theo thành phần kinh tế nhưng sự chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước
Câu 3: Khu vực nào sau đây ở nước ta có tỉ lệ lao động thất nghiệp cao nhất?
A. Đồi trung du.
B. Cao nguyên.
C. Thành thị.
D. Nông thôn.
Đáp án: C
Giải thích: Khu vực thành thị ở nước ta có tỉ lệ lao động thất nghiệp cao nhất
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta?
A. Tiếp thu nhanh khoa học và công nghệ.
B. Số lượng đông, tăng nhanh.
C. Cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
D. Tỉ lệ người lao động có trình độ cao còn ít.
Đáp án: D
Giải thích: Đặc điểm không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta là tỉ lệ người lao động có trình độ cao còn ít.
Câu 5: Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta không có nội dung nào sau đây?
A. Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp.
B. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn.
C. Kiềm chế tốc độ tăng dân số.
D. Tăng cường xuất khẩu lao động.
Đáp án: B
Giải thích: Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta không có nội dung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta?
A. Dồi dào, tăng nhanh.
B. Trình độ cao chiếm ưu thế.
C. Phân bố không đều.
D. Thiếu tác phong công nghiệp.
Đáp án: B
Giải thích: Đặc điểm trình độ cao chiếm ưu thế không đúng với nguồn lao động nước ta
Câu 7: Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực
A. công nghiệp.
B. thương mại.
C. du lịch.
D. nông nghiệp.
Đáp án: D
Giải thích: Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Câu 8: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ trọng lao động của nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp.
B. tăng tỉ trọng lao động của nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
C. tăng tỉ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng.
D. giảm tỉ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng.
Đáp án: C
Giải thích: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành nước ta đang chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng. Phù hợp với xu thế phát triển chung của nước ta hiện nay.
Câu 9: Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta diễn ra phổ biến ở
A. các đô thị.
B. vùng đồng bằng.
C. vùng nông thôn.
D. vùng trung du, miền núi.
Đáp án: C
Giải thích: Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta diễn ra phổ biến ở vùng nông thôn.
Câu 10: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của nước ta thay đổi theo xu hướng nào sau đây?
A. Đã qua đào tạo giảm, có chứng chỉ nghề sơ cấp tăng.
B. Chưa qua đào tạo giảm, trung học chuyên nghiệp giảm.
C. Đã qua đào tạo tăng, chưa qua đào tạo ngày càng giảm.
D. Chưa qua đào tạo tăng, đại học và trên đại học giảm dần.
Đáp án: C
Giải thích: Trong cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, thành phần chiếm tỉ trọng cao nhất là chưa qua đào tạo (75% – 2005)
Câu 11: Trong những năm tiếp theo chúng ta nên ưu tiên đào tạo lao động có trình độ
A. đại học và trên đại học.
B. cao đẳng.
C. công nhân kĩ thuật.
D. trung cấp.
Đáp án: C
Giải thích: Trong những năm tiếp theo chúng ta nên ưu tiên đào tạo lao động có trình độ công nhân kĩ thuật.
Câu 12: Đâu không phải biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?
A. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
B. Quy hoạch các điểm dân cư đô thị.
C. Phân bố lại dân cư trên phạm vi cả nước.
D. Thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Đáp án: B
Giải thích: Quy hoạch các điểm dân cư đô thị không phải biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta
Câu 13: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là
A. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.
B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.
C. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.
D. đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở đô thị.
Đáp án: D
Giải thích: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị để tạo nhiều việc làm mới.
Câu 14: Để sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian lao động dư thừa ở nông thôn, biện pháp tốt nhất là
A. khôi phục các nghề thủ công.
B. tiến hành thâm canh, tăng vụ.
C. phát triển kinh tế hộ gia đình.
D. khai hoang mở rộng diện tích.
Đáp án: A
Giải thích: Để sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian lao động dư thừa ở nông thôn, biện pháp hiệu quả nhất là thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, phát triển các ngành nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp để tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn.
Câu 15: Quá trình phân công lao động xã hội ở nước ta chậm chuyển biến, chủ yếu là do
A. năng suất và thu nhập của lao động còn thấp.
B. cơ sở hạ tầng kinh tế chưa phát triển đồng bộ.
C. chưa sử dụng triệt để quỹ thời gian lao động.
D. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao.
Đáp án: A
Giải thích: Quá trình phân công lao động xã hội nước ta chậm chuyển biến chủ yếu do cơ cấu kinh tế chậm chuyển biến, chất lượng, năng suất và thu nhập của lao động thấp.
THAM KHẢO THÊM: