Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của của công dân thể hiện tính trực tiếp của quyền lực nhân dân trong đời sống quản lý.
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của của công dân thể hiện tính trực tiếp của quyền lực nhân dân trong đời sống quản lí. Ngoài phương thức đại diện, ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện rõ nét ở phương thức trực tiếp – mỗi công dân tự mình tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đời sống cộng đồng. Để thực hiện quyền cơ bản này, pháp luật đã quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của quản lí hành chính nhà nước
Trước hết, đó là quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và của địa phương, quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước. Trong thực tế, đây là hình thức đã trở thành thông lệ trong đời sống sinh hoạt chính trị ở xã hội ta. Mỗi khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và xã hội, trước khi thông qua quyết định, Nhà nước thường tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Với hình thức này, nhân dân tự mình trực tiếp đóng góp ý kiến vào các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước. Bằng cách đó mà ý chí, trí tuệ của nhân dân ảnh hưởng đến các quyết định của nhà nước. Thực tiễn xác nhận đó là một kinh nghiệm, một hình thức dân chủ được nhà nước ta thực hiện một cách nhất quán và có hiệu quả.
Khẳng định dân chủ trực tiếp, Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận quyền biểu quyết của công dân khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý. Ghi nhận quyền này, Hiến pháp năm 2013 thể hiện đầy đủ sâu sắc hơn bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phản ánh xu thế dân chủ hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong nước cũng như quốc tế. Để đảm bảo cho các quyền của công dân được thực hiện trong quản lí hành chính nhà nước và khắc phục những sai lầm, lệch lạc của cán bộ viên chức nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ:
“ Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào…”
Đây là một quyền cơ bản trong các quyền và nghĩa vụ hành chính – chính trị mà công dân được hưởng.
Thông quan hành vi khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm bắt được những thông tin cần thiết về vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, cá nhân để điều tra, xem xét, xử lí những cán bộ, công chức, cá nhân vi phạm pháp luật, khôi phục những quyền đã bị xâm hại. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, công dân đấu tranh chống những vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, tập thể, công dân, góp phần vào việc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lí của bộ máy nhà nước.
Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước ( cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo) ngày càng được nâng cao đã góp phần tích cực vào việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến lợi ích của công dân, giữ vững được niềm tin của công dân đối với Nhà nước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Công dân có quyền khiếu kiện những quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, cán bộ nhà nước có thẩm quyền xâm phạm đến lợi ích của mình và thông qua tòa án hành chính bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân công dân.
Việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ trên cũng chính là một hình thức tham gia vào quản lí hành chính nhà nước của nhân dân lao động. Cùng với sự phát triển của xã hội, các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được tôn trọng và bảo đảm thực hiện một cách đầy đủ hơn. Do vậy, đây cũng là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò làm chủ của mình.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước
– Nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước
– Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại