Giấy khai sinh là loại giấy tờ quan trọng để thực hiện quyền lợi của công dân, ghi rõ những thông tin cơ bản của cá nhân như họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, dân tộc, nơi sinh ... Vậy theo quy định của pháp luật thì nhận con nuôi có bắt buộc phải thay đổi giấy khai sinh cho con nuôi hay không?
Mục lục bài viết
1. Nhận con nuôi có buộc phải thay đổi giấy khai sinh không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số
-
Quá trình thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi cần phải được tiến hành tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ, người giám hộ của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc người đại diện cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, và người được nhận làm con nuôi cần phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch sẽ ghi vào Sổ đăng ký nhận nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên có mặt;
-
Căn cứ vào giấy chứng nhận nuôi con nuôi được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi và được sự đồng ý của con nuôi trong độ tuổi từ đủ 09 tuổi trở lên, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ có thẩm quyền thực hiện hoạt động thay đổi họ, thay đổi tên đệm, thay đổi tên của người được nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch;
-
Việc bổ sung, hoặc thay đổi thông tin liên quan đến cha, mẹ trong giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP, có quy định về điều kiện thay đổi và cải chính hộ tịch. Theo đó:
-
Việc thay đổi họ, thay đổi tên đệm, thay đổi tên cho người dưới 18 tuổi căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch năm 2014 bắt buộc phải được sự đồng ý của cha, mẹ người đó, đồng thời cần phải được thể hiện rõ ràng trong tờ khai thay đổi hộ tịch, đối với người từ đủ chín tuổi trở lên thì bắt buộc phải được sự đồng ý của cá nhân người đó;
-
Cải chính hộ tịch sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cải chính hộ tịch là việc sửa đổi các thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc sửa đổi trong bản chính giấy tờ hộ tịch, đồng thời chỉ được thực hiện khi có đầy đủ căn cứ để xác định thông tin của cá nhân có sự sai sót xuất phát từ lỗi của công chức làm công tác tư pháp hộ tịch hoặc xuất phát từ lỗi của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, theo các điều luật nêu trên thì trẻ em làm con nuôi không bắt buộc phải đăng ký lại giấy khai sinh. Hay nói cách khác, nhận nuôi con nuôi không bắt buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi giấy khai sinh của người con.
Tuy nhiên, trong trường hợp cha mẹ nuôi có yêu cầu và nhận được sự đồng ý của con nuôi trong độ tuổi từ đủ 09 tuổi trở lên, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi họ, thay đổi tên đệm hoặc tên của người được nhận làm con nuôi. Trong trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi dưới 09 tuổi tuy nhiên chưa có giấy khai sinh thì cha mẹ nuôi cũng có thể đứng tên trên giấy khai sinh của trẻ em được nhận làm con nuôi đó.
2. Cha mẹ nuôi có được thay đổi giấy khai sinh của con nuôi không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Thông tư
-
Sau khi được giải quyết cho làm con nuôi hợp pháp, theo yêu cầu của cha nuôi, theo yêu cầu của mẹ nuôi, cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân nơi đã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân nơi cư trú của con nuôi sẽ thực hiện thủ tục thay đổi hộ tịch cho con nuôi căn cứ theo quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 46 của
Luật Hộ tịch năm 2014 ; -
Trong trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, trẻ em chưa xác định được mẹ thì theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi, cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân nơi đã thực hiện hoạt động đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân nơi cư trú của người được làm con nuôi sẽ thực hiện thủ tục bổ sung thông tin của cha nuôi, mẹ nuôi vào phần khai liên quan đến cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, tại mục Ghi chú của sổ đăng ký khai sinh thì cần phải ghi rõ nội dung “cha mẹ nuôi”;
-
Trong trường hợp con riêng của cha dượng, con riêng của mẹ kế được nhận làm con nuôi, nếu giấy khai sinh hoặc sổ đăng ký khai sinh của trẻ em còn đang để trống phần khai về cha/mẹ, thì cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân nơi đã thực hiện hoạt động đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân nơi cư trú của người được làm con nuôi sẽ tiến hành thủ tục bổ sung thông tin về cha dượng hoặc thông tin về mẹ kế trong phần khai liên quan đến cha, mẹ trong giấy khai sinh và trong sổ đăng ký khai sinh, tại mục Ghi chú của sổ đăng ký khai sinh cần phải ghi rõ nội dung “cha nuôi hoặc mẹ nuôi”. Trong trường hợp giấy khai sinh hoặc sổ đăng ký khai sinh chưa có phần khai liên quan đến cha và mẹ, thì theo yêu cầu của cha nuôi hoặc theo yêu cầu của mẹ nuôi, Ủy ban nhân dân nơi đã thực hiện hoạt động đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân nơi cư trú của người được nhận làm con nuôi sẽ thực hiện thủ tục thay đổi phần khai liên quan đến cha dượng hoặc mẹ kế vào phần khai về cha/mẹ trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh, tại mục Ghi chú của sổ đăng ký khai sinh cần phải ghi rõ nội dung “cha nuôi hoặc mẹ nuôi”.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp khác nhau, trẻ em đó đã xác định được cha mẹ ruột của mình hay chưa thì cha mẹ nuôi mới có quyền thay đổi giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi; trong trường hợp trẻ em đã có đầy đủ thông tin của cha mẹ ruột thì cha mẹ nuôi chỉ cần bổ sung thêm thông tin của mình vào Giấy khai sinh.
3. Trình tự, thủ tục thay đổi họ tên cho con nuôi mới nhất:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Để được thay đổi họ tên cho con nuôi, cha mẹ nuôi cần phải gửi yêu cầu thay đổi họ tên đến cơ quan có thẩm quyền thông qua Tờ khai cải chính hộ tịch. Tuy nhiên cần phải lưu ý thêm, trong trường hợp con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên thì bắt buộc phải có sự đồng ý của người con nuôi đó. Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định: người yêu cầu đăng ký thay đổi hộ tịch, cải chính hộ tịch cần phải nộp tờ khai theo mẫu và các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Như vậy, các giấy tờ liên quan đến quá trình thay đổi họ tên cho con nuôi sẽ bao gồm:
-
Giấy khai sinh của con nuôi;
-
Giấy chứng nhận nuôi con nuôi;
-
Các loại giấy tờ khác có liên quan khi được yêu cầu để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên cho con nuôi.
Bước 2: Nộp hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền thay đổi họ tên cho con nuôi bao gồm:
-
Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi đã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi người con nuôi cư trú: Đây là cơ quan có thẩm quyền thay đổi họ tên cho con nuôi khi con nuôi chưa đủ 14 tuổi;
-
Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi đã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài: Là cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục thay đổi họ tên cho con nuôi trong trường hợp con nuôi từ đủ 14 tuổi trở lên đang cư trú trong nước.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật hộ tịch năm 2014 có quy định về thời gian giải quyết thay đổi họ tên cho con nuôi. Theo đó, thời gian giải quyết việc thay đổi họ tên cho con nuôi được quy định như sau:
+ 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ: Trong trường hợp nhận thấy việc thay đổi họ tên cho con nuôi là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật thì công chức tư pháp hộ tịch sẽ ghi vào sổ hộ tịch, cha mẹ nuôi ký vào sổ hộ tịch, báo cáo lên chủ tịch Ủy ban nhân dân, sau đó ghi nội dung thay đổi vào giấy khai sinh của con nuôi;
+ Kéo dài không quá 03 ngày làm việc trong trường hợp nhận thấy cần phải xác minh thêm giấy tờ. Trong trường hợp thay đổi họ tên không thực hiện tại nơi đăng ký trước đó thì cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường cần phải thông báo bằng văn bản, có kèm theo bản trích lục hộ tịch gửi đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch các nội dung liên quan đến vấn đề thay đổi họ, tên cho con nuôi.
THAM KHẢO THÊM: