Cổ tức là một trong những khái niệm vô cùng quan trọng trong giới đầu tư và kinh doanh, cổ tức là phần lợi nhuận mà các công ty/doanh nghiệp có thể chia sẻ với cổ đông của mình, thể hiện dưới dạng tiền mặt hoặc cổ phiếu. Vậy nhận cổ tức có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không?
Mục lục bài viết
1. Nhận cổ tức có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất
Để có thể trả lời cho câu hỏi, nhận cổ tức có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không, cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư
– Các khoản tiền lãi nhận được từ hoạt động cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc theo thỏa thuận vay giữa các bên, ngoại trừ các khoản tiền lãi phát sinh từ tiền gửi được nhận từ các tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 111/2013/TT-BTC;
– Cổ tức nhận được từ hoạt động góp vốn mua cổ phần trong công ty cổ phần.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, thu nhập cổ tức từ việc thực hiện hoạt động góp vốn mua cổ phần trong doanh nghiệp là một trong những nguồn thu phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy, cá nhân nhận tiền từ việc chia cổ tức theo quy định của pháp luật sẽ phải có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân đối với nguồn thu này.
2. Mức đóng thuế TNCN đối với nguồn thu nhập từ việc chia cổ tức:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, có quy định cụ thể về căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn. Theo đó, căn cứ tính thuế đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư vốn sẽ dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất. Cụ thể như sau:
– Đối với thu nhập tính thuế, theo quy định của pháp luật, thu nhập tính thuế từ hoạt động đầu tư vốn được xác định là thu nhập chịu thuế mà các cá nhân nhận được theo hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính;
– Thuế suất đối với các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư vốn sẽ áp dụng theo Biểu thuế suất toàn phần với thuế suất là 5%;
– Thời điểm xác định thu nhập tính thuế trong trường hợp này cũng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Theo đó, thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn là thời điểm tổ chức và cá nhân chả thu nhập cho người nộp thuế. Ngoại trừ thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với một số trường hợp sau:
+ Đối với trường hợp thu nhập từ giá trị phần vốn góp tăng thêm theo hướng dẫn cụ thể tại điểm d khoản 3 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia/tách/sáp nhập/hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn;
+ Đối với trường hợp thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn theo hướng dẫn cụ thể tại điểm g khoản 3 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, hoặc cá nhân rút vốn;
+ Đối với trường hợp thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu theo hướng dẫn cụ thể tại điểm g khoản 3 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu.
– Về cách tính thuế, theo quy định của pháp luật, số thuế thu nhập cá nhân cần phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất được xác định là 5%.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, mức đóng thuế thu nhập cá nhân đối với nguồn thu nhập từ hoạt động chia cổ tức được xác định theo công thức như sau:
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất 5%.
3. Người khai thuế và nộp thuế TNCN khi cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán:
Điều 7 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế (sửa đổi tại Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế), có quy định cụ thể về hồ sơ khai thuế. Trong đó có ghi nhận như sau:
Trong trường hợp tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay cho các cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán, các cá nhân được xác định là cổ đông hiện hữu nhận thưởng bằng chứng khoán, các cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức tăng, cá nhân góp vốn bằng bất động sản, cá nhân góp vốn bằng chứng khoán. Thời điểm khai thế thay và nộp thuế thay trong trường hợp này sẽ được thực hiện khi cá nhân phát sinh hoạt động chuyển nhượng chứng khoán cùng loại, chuyển nhượng vốn hoặc cá nhân thực hiện thủ tục rút vốn. Cụ thể như sau:
Đối với cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán, các cá nhân được xác định là cổ đông hiện hữu nhận thưởng bằng chứng khoán, thì theo quy định của pháp luật tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho các cá nhân đối với các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư vốn khi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán cùng loại như sau:
+ Đối với chứng khoán thông qua hệ thống giao dịch trên cơ quan có thẩm quyền đó là Sở giao dịch chứng khoán, thì tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở các tài khoản lưu ký, công ty quản lý quỹ nơi các cá nhân ủy thác danh mục đầu tư;
+ Đối với chứng khoán không thông qua hệ thống giao dịch trên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở giao dịch chứng khoán, thì tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay như sau: chứng khoán của các công ty đại chúng đã thực hiện thủ tục đăng ký chứng khoán tập trung tại các Trung tâm lưu ký chứng khoán thì các tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi các cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán. Chứng khoán của các công ty cổ phần chưa được xác định là công ty đại chúng tuy nhiên tổ chức hoạt động phát hành chứng khoán ủy quyền cho các công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông thì các tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay được xác định là công ty chứng khoán được ủy quyền quản lý danh sách cổ đông. Chứng khoán không thuộc một trong những trường hợp nêu trên, thì tổ chức khai thuế khai và nộp thuế thay theo quy định của pháp luật sẽ được xác định là các tổ chức phát hành chứng khoán.
Theo đó thì có thể nói, trường hợp cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán thì tổ chức sẽ khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính;
– Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư 85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 và Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế.
THAM KHẢO THÊM: