Nhận cầm cố xe có giấy tờ giả có vi phạm pháp luật không? Nhận cầm cố xong mới phát hiện là giấy tờ giả phải làm sao?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Cần cố là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo quy định tại Điều 326 “Bộ luật dân sự 2015”: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Tại điểm d Khoản 2 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giấy tờ đó;”
Như vậy, nếu bạn nhận cầm cố chiếc xe máy mà không có đăng ký xe bạn mới vi phạm quy định pháp luật. Trường hợp của bạn, khi nhận cầm cố chiếc xe, người cầm cố đã cung cấp giấy tờ của xe cho bạn, tuy là giấy tờ giả nhưng tại thời điểm nhận cầm cố bạn không biết đó là giấy tờ giả nên bạn không bị xử phạt vi phạm.
Tuy nhiên vì người cầm cố xe cung cấp giấy tờ giả (có hành vi lừa dối) nên giao dịch cầm cố giữa bạn và người đó bị vô hiệu theo quy định tại Điều 132 “Bộ luật dân sự 2015”:
“Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.”
Trong trường hợp này bạn có quyền khởi kiện ra
>>> Luật sư
“Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”
Như vậy, trong trường hợp này bạn là người bị lừa dối nên quyền lợi của bạn sẽ được bảo vệ. Người cầm cố chiếc xe phải trả lại số tiền đã nhận từ bạn và bạn trả lại họ chiếc xe có giấy tờ giả đó. Ngoài ra, khách hàng là bên có lỗi nên họ phải bồi thường cho bạn một khoản tiền. Bạn cũng lưu ý thêm là không nên có hành vi chuyển nhượng chiếc xe có giấy tờ giả này vì khi đó bạn sẽ có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.