Hiện nay, nhiều người đặt ra nhu cầu muốn được đòi lại xe đang cầm cố do những hành vi lợi dụng lòng tin, mượn tài sản của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hợp pháp. Vậy nhận cầm cố không chính chủ liệu có đòi lại xe được hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được nhận cầm cố xe không chính chủ không?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về cầm cố tài sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 192 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về các giao dịch cầm cố. Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định bởi pháp luật, cụ thể hơn, căn cứ theo quy định tại Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015, cầm cố tài sản là khái niệm để chỉ bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho bên nhận cầm cố nhằm mục đích đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 310 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy thì có thể thấy, kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật thì việc cầm cố tài sản sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng với các chủ thể là người thứ ba. Vậy nên pháp luật quy định rằng chỉ có chủ sở hữu (có thể là sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu thông qua hoạt động ủy quyền hợp pháp) mới được quyền cầm cố tài sản.
Vậy câu hỏi đặt ra: Liệu rằng có được nhận cầm cố xe không chính chủ hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần tìm hiểu các quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề cầm cố tài sản. Có thể thấy, vấn đề cầm cố xe máy tại các cửa hiệu cầm đồ là một trong những giao dịch đang ngày càng trở nên phổ biến. Pháp luật hiện nay cũng ghi nhận các điều kiện để được phép thực hiện một giao dịch cầm cố, trong đó có điều kiện về việc tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ thể đem đi cầm cố. Như vậy pháp luật chỉ công nhận trường hợp chủ sở hữu xe máy hợp pháp (hoặc thông qua ủy quyền) giao tài sản của mình cho bên nhận cầm cố thì giao dịch cầm cố mới có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc bên không có quyền sở hữu đem cầm cố xe máy không chính chủ (tức là xe máy không giấy tờ) sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, trong từng trường hợp khác nhau có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời nếu bên chủ cửa hàng cầm đồ đồng ý nhận cầm cố chiếc xe không chính chủ dưới bất kỳ hình thức nào cũng bị coi là hành vi trái pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều một 95 của Bộ luật dân sự năm 2015 có ghi nhận rằng những người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hợp pháp hoặc theo quy định của pháp luật. Vì vậy để có thể cầm xe khi không có giấy tờ chính chủ phải bổ sung thêm một số giấy tờ ủy quyền như sau:
– Xe có
– Xe có giấy trao tặng đã công chứng;
– Xe có giấy mua bán đã công chứng.
2. Nhận cầm cố không chính chủ có đòi lại xe được không?
Theo như phân tích ở trên, hành vi đem tài sản của người khác đi cầm cố hoặc, nhận cầm cố đối với tài sản không giấy tờ bị coi là vi phạm pháp luật. Một giao dịch dân sự như vậy hoàn toàn có thể bị vô hiệu khi chủ sở hữu hợp pháp có yêu cầu. Vì vậy khi nhận cầm cố xe không chính chủ, thì chủ sở hữu hợp pháp hoàn toàn có quyền đòi lại chiếc xe đó thông qua các hình thức sau đây:
Thứ nhất, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền là tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Căn cứ theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về các điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực, bao gồm:
– Chủ thể tiến hành giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện và không bị ép buộc, không bị dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực dưới bất kỳ hình thức nào;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
– Đối với một số giao dịch dân sự có quy định điều kiện về hình thức thì cần phải đáp ứng theo Điều 119 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Như vậy thì có thể thấy, nếu như đem xe đi cầm cố khi không được sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp, hoặc đối tượng cầm cố tài sản không phải là chủ thể được chủ sở hữu ủy quyền, thì giao dịch cầm cố tài sản đang vi phạm điều kiện có hiệu lực như phân tích ở trên, đó là có yếu tố lừa dối. Khi đó chủ sở hữu hợp pháp hoàn toàn có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án để tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Khi đó sẽ giải quyết hậu quả pháp lý theo quy định tại Điều 131 của Bộ luật dân sự năm 2015, các bên sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, trong trường hợp không thể hoàn trả được bằng vật thì sẽ quy đổi thành tiền để hoàn trả. Tức là bên hiệu cầm đồ nếu đã nhận cầm cố các xe máy không có giấy tờ sẽ phải trả lại xe máy đó cho chủ sở hữu thực sự.
Thứ hai, khi phát hiện hành vi mượn xe nhầm mục đích cầm cố thì sẽ trình báo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Soạn thảo đơn trình báo gửi lên cơ quan công an để trình báo sự việc. Sau đó trong quá trình điều tra và xác minh sự việc, thì cơ quan công an sẽ tạm giữ tang vật được coi là đối tượng của tội phạm, sau khi chấm dứt giai đoạn điều tra thì sẽ trả lại tang vật đó cho chủ sở hữu hợp pháp của nó, nếu nhận thấy có dấu hiệu hình sự thì sẽ truy cứu trách nhiệm đối với các chủ thể có liên quan theo từng điều luật tương ứng.
3. Lấy xe người khác đi cầm cố có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi lấy xe của người khác đi cầm cố bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, nếu hành vi này thỏa mãn các cấu thành tội phạm thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Một trong những dấu hiệu cơ bản để xác định người đem xe máy của người khác đi cầm cố phạm tội theo Điều 174 hoặc phạm tội theo Điều 175 sẽ dựa trên căn cứ về thời điểm nảy sinh mục đích chiếm đoạt của người phạm tội. Nếu như người lấy xe máy của người khác đi cầm cố có mục đích chiếm đoạt ngay kể từ thời điểm mượn xe của chủ sở hữu hợp pháp thì sẽ được coi là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì mục đích chiếm đoạt được phát sinh từ đầu. Còn nếu như ban đầu, người mượn xe chỉ có ý định mượn thông thường mà không có mục đích chiếm đoạt và đem tài sản đó đi cầm cố, nhưng về sau xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, mới nãy sinh ý định chiếm đoạt của người phạm tội, đem xe của người khác đến các hiệu cầm đồ khi không có giấy tờ, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mức hình phạt mà các chủ thể có thể đối mặt như sau:
– Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng theo quy định của pháp luật. Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản;
– Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản có mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng theo quy định của pháp luật. Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm được quy định cho trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được quy định cho trường phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên. Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
4. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nhận cầm cố xe không chính chủ:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có ghi nhận về mức xử phạt đối với hành vi chủ cửa hàng cầm đồ nhận cầm cố các loại xe máy không chính chủ, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Thực hiện hoạt động nhận cầm cố tài sản tuy nhiên không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật hiện nay;
– Nhận cầm cố tài sản mà không tiến hành hoạt động lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ các bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của tài sản cầm cố tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật, trong trường hợp tài sản đó là tài sản phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản hợp pháp;
– Nhận tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người khác nhưng người mang tài sản đi cầm cố không có
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.