Đất đai và nhà cửa là những vấn đề trọng tâm, gắn bó mật thiết với thực tiễn đời sống, quyền và lợi ích của người dân. Liên quan đến đất đai có rất nhiều vấn đề phát sinh xoay quanh. Một trong số đó là tương chung. Vậy nhà tường chung là gì? Xử lý tường chung khu xây nhà mới như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Như thế nào là nhà tường chung?
– Tường là bộ phận quan trọng trong tổng thể cấu tạo lên nhà ở. Nó là một bộ phận của công trình kiến trúc xây dựng bất kỳ. tường nhà là một trong những bộ phận cấu tạo của một công trình kiến trúc. Về lý thuyết xây dựng, tường thẳng đứng, nằm từ nền móng cho đến mái của công trình nhà ở. Tường nhà có nhiều chức năng, quan trọng nhất là kết cấu bao che, ngăn cách giữa các không gian xây dựng với nhau.
– Bất kỳ công trình xây dựng nào cũng đều có tường. Nó là bộ phận, “rào bao” để tạo lên hình thái hoàn thiện của một công trình.
Ví dụ: Khi xây dựng nhà ở, sau khi tạo khung nhà bằng các cột trụ, người thực hiện công tác xây dựng sẽ xây tường cho ngôi nhà. Tường giúp tạo ra một ngôi nhà hoàn thiện, giúp ngôi nhà thành một “chủ thể” riêng biệt với môi trường bên ngoài. Bên trong tường là đời sống sinh hoạt trong nhà. Ngoài tường là môi trường sống.
– Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển. Đất ngoài mục đích xây dựng nhà ở nhà ra, còn được sử dụng để xây dựng các cơ sở kinh doanh buôn bán, hoạt động thương mại. Chính vì vậy, hiện nay, diện tích đất ngày càng bị thu hẹp lại. Diện tích để người dân xây nhà ngày càng nhỏ, đất vườn ít đi. Điều này kéo theo việc khi xây dựng nhà ở, các hộ dân sẽ xây san sát nhau. Trong một số trường hợp, họ còn có nhà tường chung.
– Nhà tường chung được hiểu là các hộ dân nhà liền kề nhau, khi xây dựng nhà ở đã sử dụng tường nhà chung với nhau. Hay nói cách khác, nhà tường chung là những ngôi nhà liền kề nhau và có chung một bức tường.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn B và anh Nguyễn Văn C có nhà liền kề nhau. Hai nhà của anh xây dựng sát nhau và có tường nhà chung. Tường nhà chung khiến nhà của anh B và nhà anh C dính sát lại với nhau. Nó là trụ đỡ, tạo nên cấu trúc của hai căn nhà hoàn chỉnh.
2. Ý nghĩa của nhà tường chung:
– Vai trò của tường nhà chung:
+ Xã hội ngày càng phát triển, đô thị hóa nhanh, khiến diện tích đất ở của người dân ngày càng bị thu hẹp lại. Điều này dẫn đến tình trạng người dân không có đủ không gian để xây dựng nhà ở rộng rãi. Từng diện tích cũng được người dân tận dụng để tăng diện tích nhà ở của mình. Chính vì lý đó, hiện nay, tại nước ta, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, việc các gia đình xây dựng nhà tường chung diễn ra hết sức phổ biến.
+ Nhà tường chung giúp người dân tiết kiệm diện tích hở, tận dụng mọi yếu tố để tăng giá trị diện tích nhà ở của mình.
+ Nhà tường chung người dân giảm thiểu được chi phí xây dựng.
+ Chức năng của tường là chịu lực. Việc xây dựng tường nhà chung giúp các căn nhà chung tường với nhau trụ đỡ cho nhau, tạo nên sự vững chắc nhất định cho ngôi nhà.
– Bên cạnh những ưu điểm như trên, nhà tường chung còn chứa đựng những hạn chế nhất định:
+ Khi xây dựng nhà tường chung, nhà của hai cá nhân riêng biệt có sự liên kết, ràng buộc với nhau. Điều này khiến không gian riêng biệt của nhà ở không được bảo đảm.
+ Trong quá trình sử dụng, nếu nhà có dấu hiệu cũ hỏng, chủ nhà chắc chắn sẽ có mong muốn sửa chữa, thậm chí xây dựng lại nhà ở. Tuy nhiên, trường hợp này xảy ra phát sinh rủi ro cho nhà bên cạnh. Tường nhà chung khiến quá trình phá dỡ nhà ở gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, việc phá dỡ nhà ở còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến móng nhà của hộ bên cạnh.
+ Xây dựng nhà tường chung, thì trong trường xảy ra sự kiện rủi ro bất ngờ như cháy nổ, sẽ ảnh hưởng liên đới giữa các nhà với nhau. Tức, chỉ cần một nhà xảy ra sự cố chập đường dây điện hay cháy nổ, nhà bên cạnh cũng bị ảnh hưởng. Điều này gây ra nguy hiểm cho người dân.
Ví dụ: Anh Phạm Văn K và anh Phạm Văn B, thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Do diện tích nhà ở bị hạn chế, hai người xây dựng tường nhà chung. Nhà được xây dựng từ năm 2009. Đến đầu năm 2018, do một sự cố điện, nhà anh K bị chập điện. Các thiết bị điện trong nhà bị nổ. Đường dây điện liên kết trực tiếp sang nhà anh B, khiến thiết bị điện trong nhà anh B cũng bị cháy nổ theo. Do được phát hiện kịp thời, nên thiệt hại của hai nhà không lớn. Tuy nhiên, từ thực tiễn trường hợp trên có thể thấy, việc xây dựng tường nhà chung cũng gây ra những nguồn nguy hiểm nhất định, một nhà gặp sự cố sẽ liên đới ảnh hưởng đến nhà bên cạnh.
Trên đây là ý nghĩa cũng như rủi ro khi xây dựng tường nhà chung. Nếu đặt lên bàn cân, thì việc xây dựng tường nhà chung chứa đựng nhiều nhược điểm hơn ưu điểm.
3. Xử lý tường chung khi xây nhà mới như thế nào?
Tường nhà chung là tường chung của hai nhà. Vậy nên, khi một trong hai bên muốn xây dựng nhà mới cũng cần đưa ra phương án giải quyết, xử lý tường nhà chung sao cho phù hợp. Dưới đây phương án xử lý tường chung khi xây dựng nhà mới mà người viết phân tích đưa ra:
– Tường nhà chung là tường chung của hai nhà. Do đó, khi muốn xây dựng nhà bên, bên xây dựng cần tiến hành nói chuyện, thỏa thuận với bên còn lại về việc xây dựng mới của mình. Việc thỏa thuận, nói chuyện này có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ:
+ Tường chung nghĩa là cả hai bên đều chung lợi ích sử dụng. Khi xây dựng nhà mới, cá nhân phải tiến hành tháo dỡ nhà. Việc tháo dỡ này ít nhiều cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định cho nhà còn lại. Vậy nên,
+ Việc thỏa thuận sẽ đảm bảo không gây ra quá nhiều tranh cãi. Bởi khi ngồi xuống thỏa thuận với nhau, hai bên cùng nhau thống nhất để có phương án phù hợp về cách thức xử lý, phá bỏ bức tường để bảo vệ lợi ích tối ưu nhất. Đồng thời, hai bên còn có thể thỏa thuận về các bước thi công gia cố hoặc thỏa thuận xây lại.
+ Sự thỏa thuận giữa hai bên giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên trong việc tháo dỡ nhà ở của bên kia. Hai bên có thể thực hiện thỏa thuận bằng văn bản. Trong
+
– Sau khi thỏa thuận được với nhà liền kề, bên xây dựng nhà mới sẽ phải tiến hành xin giấy phép xây dựng. Việc xin giấy phép xây dựng phải được tiến hành và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, cá nhân sẽ nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép xây dựng cho cá nhân có nhu cầu. Sau khi xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở, cá nhân có thể tiến hành xây dựng.
Như vậy, khi tiến hành xây dựng nhà mới mà trước đó có tường chung với nhà khác, cá nhân phải thực hiện các công việc như trên. Việc thực hiện các công việc trên giúp việc xây dựng nhà mới của người dân diễn ra đúng theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, nó cũng đảm bảo bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể sở hữu tường nhà chung một cách tối đa nhất; tránh trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra.
4. Những vấn đề liên quan đến việc tháo dỡ tường chung:
Việc sử dụng tường chung khi tháo dỡ gặp nhiều vấn đề phức tạp. Không ít trường hợp phải giữ lại tường cho nhà kế bên. Tùy theo thỏa thuận giữa các bên mà có các bước xử lý khác nhau, cụ thể các trường hợp hợp sau:
Trường hợp 1: Nếu hai bên có thể thỏa thuận tháo dỡ bức tường chung khi xây dựng, đơn vị thi công sẽ hạ tường và tiến hành gia cố lại cho nhà hàng xóm bằng tôn nếu không có tường hoặc xây mới lại bức tường chung.
Trường hợp 2: Nếu hai bên có tường chung không thể thỏa thuận được với nhau, muốn xây mới thì phải giữ nguyên hiện trạng tường chung và có khả năng rủi ro mất đi phần đất đó, buộc phải xây dựng bức tường mới trên nền đất của mình theo đúng pháp luật. Nếu cố tình tháo dỡ bức tường mà không có sự đồng ý của nhà bên cạnh sẽ dẫn tới kiện tụng, tranh chấp. Thực tế, trường hợp này xảy ra rất nhiều, có rất ít nhà liền kề đồng ý tháo dỡ tường chung.