Hiện nay số lượng nhà thuốc được mở ra ngày càng nhiềuu. Vậy nhà thuốc sẽ phải đóng thuế bao nhiêu theo quy định của pháp luật? Và những loại thuế cần nộp khi mở quầy thuốc là gì?
Mục lục bài viết
1. Các loại thuế và mức đóng thuế của nhà thuốc khi mở quầy thuốc:
Sức khỏe của người dân luôn luôn là vấn đề được đề cao trong xã hội từ trước đến nay, dược sĩ tại các nhà thuốc trên thực tế là những người được đào tạo bài bản và được trang bị các kiến thức chủ đạo về sinh học và hóa học nhằm phục vụ vào việc phân phối dược phẩm và hỗ trợ cho việc chăm sóc sức khỏe của con người. Vì vậy các quầy thuốc xuất hiện ngày càng nhiều nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, khi mở quầy thuốc thì các nhà thuốc sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng các loại thuế và mức thuế theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì thuế là khái niệm để chỉ một khoản thu bắt buộc không bồi hoàn trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các tổ chức và cá nhân nhằm mục đích đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước vì lợi ích chung của xã hội và cộng đồng. Trong trường hợp, các cá thể kinh doanh mở quán thuốc dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc các hình thức khác thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hay nói cách khác, các nhà thuốc phát sinh doanh thu và lợi nhuận sẽ phải có trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước. Cụ thể thì khi mở quầy thuốc, các nhà thuốc cần phải thực hiện những nghĩa vụ thuế như sau:
Thứ nhất, lệ phí môn bài (hay còn được gọi là thuế môn bài). Theo quy định của pháp luật hiện nay thì các đối tượng sau đây sẽ phải nộp thuế môn bài, có thể kể đến như sau:
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Tổ chức được thành lập dựa trên quy định của pháp luật về hợp tác xã;
– Các đơn vị sự nghiệp khác được thành lập phù hợp với quy định của pháp luật;
– Các tổ chức kinh tế thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc các đơn vị vũ trang nhân dân;
– Các tổ chức khác thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Các chi nhánh hoặc các văn phòng đại diện của các tổ chức nêu trên;
– Cá nhân hoặc tập thể hoặc hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.
Như vậy thì có thể, nhà thuốc cũng thuộc một trong những đối tượng nêu trên và thuế môn bài được xem là một trong các loại thuế bắt buộc phải nộp của nhà thuốc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì mức đóng lệ phí môn bài đối với nhà thuốc được xác định là cá nhân hoặc hộ kinh doanh như sau:
– Tổng doanh thu từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng/năm thì các nhà thuốc đó sẽ phải nộp lệ phí môn bài là 300.000 đồng/năm;
Tổng doanh thu từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng/năm thì các nhà thuốc đó sẽ phải nộp lệ phí môn bài là 500.000 đồng/năm;
– Tổng doanh thu trên 500.000.000 đồng/năm thì nhà thuốc đó sẽ phải nộp lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
Các chủ thể được xác định là tổ chức hoặc cá nhân, nhóm tổ chức hoặc hộ gia đình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập và được cấp đăng ký thuế, cấp mã số thuế và mã số doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong khoảng thời gian của 06 tháng đầu năm thì sẽ phải đóng lệ phí môn bài cho cả năm. Nếu các chủ thể đó thành lập và được cấp đăng ký thuế, cấp mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp trong khoảng thời gian 06 tháng cuối năm theo quy định của pháp luật thì sẽ phải nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.
Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân sẽ được áp dụng theo công thức sau đây:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = tỷ lệ thu nhập thuế phải chịu (do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục thuế ban hành) x doanh thu của nhà thuốc.
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì mức thuế phải đóng sẽ được phân cấp theo bảng sau đây:
Bậc | Thu nhập/ tháng | Mức thuế phải nộp/tháng trong tổng số thu nhập tháng |
1 | Dưới 5 triệu đồng | Tương ứng với số tiền phải nộp là 5% |
2 | Lớn hơn 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng | 10% tương ứng với số tiền phải nộp là 0.25 triệu |
3 | Lớn hơn 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng | 15% tương ứng với số tiền phải nộp là 0.75 triệu |
4 | Lớn hơn 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng | 20% tương ứng với số tiền phải nộp là 1.65 triệu |
5 | Lớn hơn 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng | 25% tương ứng với số tiền phải nộp là 3.25 triệu |
6 | Lớn hơn 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng | 30% tương ứng với số tiền phải nộp là 5.85 triệu |
7 | Lớn hơn 80 triệu đồng | 35% tương ứng với số tiền phải nộp là 9.85 triệu |
Đối với việc xin miễn phòng thủ thì sẽ được áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh nghỉ kinh doanh trong khoảng thời gian 15 ngày liên tục trở lên theo quy định của pháp luật (sẽ được giảm 50% số thuế phải nộp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền), nghỉ cả tháng không kinh doanh thì sẽ được miễn thế cả tháng đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên các cơ sở kinh doanh sẽ phải có minh chứng là đơn đề nghị miễn giảm thuế được xác nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chi cục thuế tại khu vực. Nếu như xin miễn giảm thuế vì lý do trên nhưng vẫn phải tiếp tục hoạt động và kinh doanh thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật thuế giá trị gia tăng, nhà thuốc thuộc một trong những đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật. Theo đó thì, người nộp thuế giá trị gia tăng được xác định là tổ chức hoặc cá nhân sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật, và tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động nhập khẩu hàng hóa phải chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Thông tư 40/2021/TT-BTC Hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, thì nếu doanh thu từ hoạt động kinh doanh của nhà thuốc từ 100.000.000 đồng/năm trở xuống thì việc Cục thuế yêu cầu nhà thuốc phải nộp thuế giá trị gia tăng là không đúng quy định. Ngược lại, nếu doanh thu từ hoạt động kinh doanh của nhà thuốc trên 100.000.000 đồng/năm thì sẽ phải có trách nhiệm đóng thuế giá trị gia tăng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ trên lĩnh vực và ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình để có thể xác định mức thuế suất đối với hàng hóa thực hiện thủ tục tính thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn đăng ký mã số thuế để đóng các loại thuế khi mở quầy thuốc:
Hiện nay, có những hình thức để đăng ký mã số thuế cho nhà thuốc để có thể thực hiện thủ tục đóng thuế khi mở quầy thuốc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
– Đăng ký mã số thuế trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cơ quan thuế. Người dân cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm tờ khai đăng ký thuế theo mẫu do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ của căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục thuế nơi nhà thuốc đó mở cơ sở kinh doanh. Sau khi nhận hồ sơ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xử lý hồ sơ theo quy định của pháp luật. Nhà thuốc sẽ được cấp mã số thuế của riêng mình để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đăng ký mã số thuế bằng hình thức trực tuyến. Tức là chủ nhà thuốc cần phải truy cập vào Cổng giao dịch điện tử trực tuyến thuộc tổng cục thuế để tiến hành hoạt động đăng ký mã số thuế thông qua hình thức online. Tiến hành hoạt động đăng nhập và chọn vào nút “Đăng ký thuế”, và điền những thông tin cần thiết khi được yêu cầu trên cổng giao dịch điện tử. Chủ nhà thuốc sẽ được nhận mã số thuế của riêng mình thông qua email hoặc có thể tự tra cứu được trên cổng thông tin giao dịch.
3. Nhà thuốc không đóng thuế thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, nếu như nhà thuốc có doanh thu từ 100.000.000 đồng trở lên/năm thì nhà thuốc đó sẽ phải có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu như nhà thuốc có doanh thu từ 100.000.000 đồng/năm trở xuống thì nhà thuốc đó sẽ không phải có nghĩa vụ nộp thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế giá trị gia tăng, và trong trường hợp này cũng không đặt ra vấn đề sửa và khi nhà thuốc không thực hiện nghĩa vụ. Ngược lại, nếu như nhà thuốc phải có nghĩa vụ nộp nhưng chậm nộp các khoản thuế nêu trên thì có thể bị xử phạt căn cứ theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn: Xử lý nghiêm minh đối với hành vi chậm nộp thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết. Đối với những trường hợp khai thiếu thuế bị phát hiện thông qua hình thức thanh tra hoặc kiểm tra thì sẽ áp dụng tính tiền chậm nộp thuế theo mức 0.05%/ngày tính dựa trên số thuế kê khai thiếu trong thời gian chậm nộp theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp quá thời hạn 90 ngày làm việc theo quy định của pháp luật được tính kể từ ngày người nộp thuế phải có nghĩa vụ nộp tiền thuế truy thu vào ngân sách nhà nước theo thời hạn được ghi nhận trên quyết định xử phạt hoặc được ghi nhận trong quyết định xử lý truy thu thuế, nhưng người nộp thuế vẫn chưa nộp thuế người nộp thuế sẽ bị tính tiền chậm nộp thuế theo mức 0.07%/ngày dựa trên số tiền thuế chậm nộp.
Như vậy thì có thể nói, nhà thuốc cần phải căn cứ vào số thuế chậm nộp để có thể nộp tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật cũng như nộp tiền phạt chậm nộp đối với hành vi này. Ngoài ra hành vi của nhà thuốc mới chỉ dừng lại ở việc chậm nộp tiền thuế chứ chưa tới mức trốn thuế thì cũng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu có hành vi trốn thuế thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 141 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Thông tư 40/2021/TT-BTC Hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
– Nghị định số 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.