Nhà thầu phải làm gì để chứng minh hàng hóa được hưởng ưu đãi? Doanh nghiệp phải làm gì để chứng minh chi phí sản xuất hàng hóa trong nước là trên 25% để được ưu đãi?
Nhà thầu phải làm gì để chứng minh hàng hóa được hưởng ưu đãi? Doanh nghiệp phải làm gì để chứng minh chi phí sản xuất hàng hóa trong nước là trên 25% để được ưu đãi?
Tóm tắt câu hỏi:
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về đấu thầu có quy định: “Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa”. Vậy doanh nghiệp phải làm gì để chứng minh chi phí sản xuất trong nước là trên 25%? Có văn bản nào quy định không ạ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:
1. Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa. Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa được tính theo công thức sau đây:
D (%) = G*/G (%)
Trong đó:
– G*: Là chi phí sản xuất trong nước được tính bằng giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế và các chi phí nhập ngoại bao gồm cả phí, lệ phí;
– G: Là giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế;
– D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa. D ³ 25% thì hàng hóa đó được hưởng ưu đãi theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Có thể nói việc chứng minh được hàng hóa có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa có ý nghĩa quan trọng vì đó là căn cư để nhà thẩu được hưởng ưu đãi trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Bên cạnh đó nhà thầu chứng minh được chi phí sản xuất trong nước càng cao thì mức độ ưu đãi càng lớn vì khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định:
1. Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả).
Chi phí sản xuất hàng hóa gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
>>>
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền công, tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng như tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho nhân viên phân xưởng.
Như vậy nhà thầu chứng minh chi phí sản xuất hàng hóa trong nước bằng cách đưa ra các tài liệu, giấy tờ ghi nhận chi phí nguyên vật liệu trong nước (như hóa đơn, hợp đồng mua bán nguyên liệu…), chi phí nhân công trong nước (chứng từ về tiền lương và các chi phí cho người lao động…), các chi phí khác (phí vận chuyển, phí đóng gói,…).