Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp là một trong những hoạt động bắt buộc phải được diễn ra, có ý nghĩa vô cùng quan trọng để cá nhân là chủ quản lý hoặc người đưa ra quyết định kinh tế có cơ sở xây dựng và ban hành những nội dung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Vậy, Nhà thầu nước ngoài có phải nộp báo cáo tài chính không?
Mục lục bài viết
1. Nhà thầu nước ngoài có phải nộp báo cáo tài chính không?
Báo cáo tài chính là chế định hiện đang được quy định tại Luật Kế toán 2015 và các quy định liên quan. Theo định nghĩa trong văn bản pháp luật thì báo cáo tài chính là việc cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, các nội dung được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Mục tiêu chính của hoạt động này là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và sự biến động luồng tiền của một doanh nghiệp đã được sử dụng hoặc huy động, hỗ trợ cho quá trình quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và trong một số trường hợp thì cũng giúp các cá nhân đưa ra những quyết định kinh tế để phục vụ nhu cầu phát triển doanh nghiệp. Một bản báo cáo tài chính hoàn chỉnh và đảm bảo về mặt nội dung và hình thức thì sẽ chứa đựng các thông tin cơ bản của một doanh nghiệp như:
– Thể hiện được thông tin tài sản trong doanh nghiệp;
– Trong quá trình hoạt động có phát sinh nợ phải trả cũng phải được lưu thông tin;
– Nội dung về vốn chủ sở hữu cũng được ghi nhận chính xác, đầy đủ;
– Đồng thời cũng cần có ghi thêm doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
– Về vấn đề lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
– Các luồng tiền được sử dụng trong khi hoạt động cũng được đề cập trong bản báo cáo định kỳ này.
Bên cạnh đó, việc thuyết minh báo cáo tài chính cũng cần phải được chuẩn bị và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền. Hoạt động thuyết minh báo cáo này sẽ được xem xét để áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính;
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Thông tư
+ Bộ Tài chính sẽ có những văn bản ban hành riêng cho nhà thầu đặc thù nên các nhà thầu này cần áp dụng theo Chế độ kế toán đã được quy định;
+ Hướng giải quyết đối với nhà thầu không có chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành riêng thì hoàn toàn được lựa chọn áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, các nội dung của chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam khi được áp dụng trên thực tế sẽ phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình;
+ Đối với việc áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam thì nhà thầu cần thực hiện nhất quán cho cả niên độ kế toán;
+ Liên quan đến vấn đề thông báo chế độ kế toán cho cơ quan thuế: Thời gian để nhà thầu thực hiện hoạt động này tại cơ quan thuế là không được chậm hơn 90 ngày kể từ thời điểm bắt đầu chính thức hoạt động tại Việt Nam. Nếu có phát sinh việc thay đổi thể thức áp dụng chế độ kế toán, nhà thầu phải thông báo cho cơ quan thuế không chậm hơn 15 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi;
– Ngoài ra, nhà thầu nước ngoài cũng cần lưu ý thực hiện kế toán chi tiết theo từng Hợp đồng nhận thầu (từng Giấy phép nhận thầu), từng giao dịch làm cơ sở để quyết toán hợp đồng và quyết toán thuế;
– Theo quy định thì nhà thầu nước ngoài sau khi áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam nếu mong muốn bổ sung hoặc sửa đổi thì hoàn toàn được pháp luật cho phép. Khi tiến hành sẽ đăng ký theo quy định tại Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC và chỉ được thực hiện khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Thời gian quy định để Bộ Tài chính trả lời cho phép nhà thầu nước ngoài về việc đăng ký nội dung sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán là trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
Với quy định trên, nhà thầu nước ngoài cũng có trách nhiệm phải nộp báo cáo tài chính theo đúng thời gian đã được quy định.
2. Hiện này có những trường hợp doanh nghiệp nào không cần nộp báo cáo tài chính?
Căn cứ tại Luật Kế toán năm 2015, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 132/2018/TT-BTC doanh nghiệp thuộc các trường hợp dưới đây không phải lập báo cáo tài chính:
– Trường hợp 1: Xét đến các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Cơ sở được đưa ra để khẳng định trường hợp này không cần nộp báo cáo tài chính là dựa theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 132/2018/TT-BTC. Theo đó, Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế;
– Trường hợp 2: Đối với doanh nghiệp được phép gộp kỳ kế toán.
Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tồn tại kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì mới được cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng (Căn cứ tại khoản 4 Điều 12 Luật Kế toán 2015 quy định Kỳ kế toán);
Theo đó, doanh nghiệp được phép gộp Báo cáo tài chính trong trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo/năm trước đó để thành 01 kỳ kế toán. Kỳ kế toán sau khi gộp phải ngắn hơn 15 tháng.
– Trường hợp 3: Phải kể đến trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh. Theo đó, trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được ghi nhận nội dung: Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm;
Theo đó, Báo cáo tài chính là một trong những hoạt động phải được chuẩn bị để hoàn thiện hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm. Nếu doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động thì không phải thực hiện nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
3. Hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính bị xử phạt với mức nào?
Với mỗi hành vi vi phạm khác nhau thì mức phạt xử phạt cũng có sự khác biệt, hiện mức phạt đang được thể hiện rõ tại Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, cụ thể:
– Mức phạt tiền sẽ được áp dụng từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Khi hoạt động nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đúng thời gian, chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
+ Đồng thời, hành vi công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định cũng bị xử theo mức phạt này.
– Một số hành vi dưới đây sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000:
+ Vi phạm trong việc cung cấp thông tin không đầy đủ trong việc công khai báo cáo tài chính;
+ Khi tiến hành việc nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
+ Liên quan đến việc không tuân thủ thời hạn quy định như nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
+ Theo quy định thì viêc công khai báo cáo tài chính phải gửi kèm theo bản báo cáo kiểm toán nên nếu thực hiện thiếu sót việc gửi kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức trên;
+ Không đảm bảo về mặt thời gian công khai báo cáo tài chính, dân đến chậm thực hiện từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
– Mức phạt tiền sẽ tăng lên với mức từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Cố tình cung cấp các thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật gây hiểu lầm cho các cá nhân, tổ chức
+ Việc đối chiếu số liệu trong báo cáo tài chính với kỳ kế toán của doanh nghiệp mà không có sự đồng nhất;
– Khung phạt hành chính cao nhất đối với vi phạm về nộp và công khai báo cáo tài chính là mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối, cụ thể các hành vi sau:
+ Nếu cá nhân không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Trường hợp bắt buộc phải công khai báo cáo tài chính nhưng không tuân thủ việc công khai báo cáo tài chính.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập;
– Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: