Trong hoạt động kinh doanh có sự tham gia của nhiều chủ thể với các vai trò khác nhau. Trong đó nhà phân phối thực hiện chính trong khâu phân phối, nhằm đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục thành lập nhà phân phối.
Mục lục bài viết
1. Nhà phân phối là gì?
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về nhà phân phối. Tuy nhiên hoạt động phân phối lại được quy định trong khoản 4 điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
“4. Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.”
Như vậy:
Nhà phân phối là chủ thể thực hiện các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.
Nhhà phân phối là một đơn vị trung gian kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Họ có các điều kiện, tiềm năng để làm tốt nhiệm vụ thương mại. Nhờ vậy mà khách hàng biết đến cũng như sử dụng sản phẩm nhiều hơn. Nhà phân phối sẽ nhập hàng từ đơn vị sản xuất dự trữ rồi cung cấp cho các đại lý cấp dưới, nhỏ lẻ hơn.
Nhà phân phối chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa trên thị trường cho doanh nghiệp sản xuất. Mỗi đơn vị thực hiện một khâu là thế mạnh của mình, để phối hợp mang đến chất lượng kinh doanh tốt nhất.
Hoạt động của nhà phân phối:
Hầu hết các nhà phân phối được chỉ định và ủy quyền bởi các công ty sản xuất sản phẩm trong một khu vực cụ thể. Tức là mang đến thế độc quyền, khả năng tiếp cận và chi phối thị trường.
Nhà sản xuất cũng cần bảo đảm sẽ không cung cung cấp thêm sản phẩm cho bất cứ một đơn vị khác trong khu vực đó. Các lợi ích được các bên cam kết với nhau để cùng tìm kiếm lợi ích. Nhờ đó nhà phân phối trở thành nơi cung cấp duy nhất cho các đại lý nhỏ và người tiêu dùng. Họ cũng phát huy được vai trò, hiệu quả phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.
Các nhà phân phối sẽ phải nhập hàng hóa với số lượng lớn theo quy định của công ty sản xuất sau đó bán lại cho các đại lý. Họ phải đảm bảo năng lực phân phối, tìm kiếm nguồn tiêu thụ hiệu quả cho sản phẩm của doanh nghiệp. Nhà phân phối cũng cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng của mình như dịch vụ thay thế, dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật.
2. Thuật ngữ tiếng Anh?
Nhà phân phối tiếng Anh là Distributors.
Thủ tục thành lập nhà phân phối tiếng Anh là Procedure for establishing a distributor.
3. Đặc điểm pháp lý của nhà phân phối:
Về hình thức phân phối:
Nhà phân phối là bên trung gian đưa sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đến tay người tiêu dùng. Do đó họ được hưởng chiết khấu, thực hiện hiệu quả hoạt động bán hàng.
Nhà phân phối được thực hiện phân phối sản phẩm, thay vì các doanh nghiệp phải tự tổ chức thực hiện.
Nhà phân phối phải có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý theo quy định.
Theo đó, các loại giấy tờ, hồ sơ cần phải có dựa trên mô hình kinh doanh mà các cá nhân, tổ chức đăng ký và thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Phải tổ chức hoạt động, dựa trên quyền hạn, nghĩa vụ cụ thể của doanh nghiệp trên thị trường. Để nhà nước thực hiện quản lý các diễn biến và hoạt động trên thị trường.
Đặc biệt đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Đây là điều kiện để thực hiện quyền phân phối hàng hóa tại Việt Nam.
Nhà phân phối có trách nhiệm bảo mật thông tin và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ từ nhà cung cấp.
Cụ thể, nhiệm vụ của nhà phân phối là phân phối và bán các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất. Đây là khâu quan trọng, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Việc phân phối các sản phẩm đã cam kết, đối với những quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ như tên thương mại, tên biểu tượng, khẩu hiệu,… chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý từ nhà cung cấp. Các bên phải tôn trọng quyền lợi của nhau như những đối tác trên thương trường.
Ngoài ra, những thông tin mà nhà phân phối cần bảo mật. Căn cứ vào sự thỏa thuận giữa các bên cũng như tính độc quyền, tăng khả năng cạnh tranh khi sản phẩm tung ra thị trường. Trong đó gồm một số thông tin như:
+ Các kế hoạch bán sản phẩm.
+ Nghiên cứu thị trường, số liệu bán hàng.
+ Chiến dịch khuyến mại, các hoạt động tiếp thị.
+ Dữ liệu thống kê báo cáo và các hoạt động khác.
Nhà phân phối có quyền thỏa thuận với nhà cung cấp hay đại lý bán buôn, bán lẻ:
Thực hiện các thỏa thuận quyền, nghĩa vụ khi nhập hàng, trực tiếp bán sản phẩm đến người tiêu dùng. Phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Như thỏa thuận về các vấn đề như:
+ Thời hạn phân phối.
+ Mức chiết khấu, giá cả.
+ Thời gian, địa điểm giao, nhận hàng hóa.
+ Phương thức thanh toán, giải quyết tranh chấp,…
4. Thủ tục thành lập nhà phân phối?
Nếu một cá nhân hoặc một hộ gia đình góp vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh, có thể được đăng ký hộ kinh doanh. Ngoài ra, nếu muốn thực hiện một mô hình kinh doanh lớn, có thể thành lập doanh nghiệp. Có tất cả 05 loại hình doanh nghiệp có thể lựa chọn.
Trong đó, Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”
Trong bài viết này, chúng tôi hướng dẫn về
Về thủ tục đăng ký:
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì đăng ký tại Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi người đăng ký có hộ khẩu thường trú.
4.1. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể:
Số lượng hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể: 01 bộ. Bao gồm các thành phần giấy tờ sau:
(1).
Mẫu giấy này được nhà nước sử dụng, nhằm đồng bộ trong quản lý, cũng như tiếp nhận đúng các nhu cầu của người dân. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
– Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có); Đây là các thông tin liên hệ, xác định về tên gọi, địa chỉ hoạt động.
– Ngành, nghề kinh doanh; Tức là lĩnh vực phân phối sản phẩm, hàng hóa. Để xem xét về hoạt động kinh doanh có điều kiện hoặc không.
– Số vốn kinh doanh;
– Số lao động;
(2). Các giấy tờ xác định quyền, chủ thể tham gia:
Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh. Qua đó thống nhất ý chí cũng như nhu cầu thành lập hộ kinh doanh. Và ràng buộc các thành viên ở quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thự hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Để ủy quyền cho một người đại diện tiến hành các thủ tục pháp lý.
(3). Bản sao CMND/CCCD:
Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh. Đây là bản sao phải có công chứng, chứng thực hợp lệ.
4.2. Quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể:
Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Các chủ thể có nhu cầu gửi hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết.
Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền. Hoặc thực hiện các hình thức gián tiếp khác theo quy định. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Đây là bộ phận tiếp nhận, giải quyết các nhu cầu liên quan đến thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Bước 2:
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ để giải quyết theo thẩm quyền. Nếu hồ sơ hợp lệ, sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh. Để giúp họ biết được vấn đề, tiến hành điều chỉnh hồ sơ. Các nhu cầu phải được nhanh chóng giải quyết.
Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại. Đây là quyền lợi để đảm bảo các nhu cầu đăng ký thành lập hộ kinh doanh được thực hiện nhanh chóng.
Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Lệ phí là nghĩa vụ cần được thực hiện trước khi nhận Giấy chứng nhận. Khi hồ sơ hợp lệ, các nghĩa vụ phải được thực hiện theo thời hạn, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Lệ phí do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Trong đó, lệ phí là khoản thu cố định phù hợp với quyết định của Tỉnh trong hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ. Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020.
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
– Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.