Nhà nước pháp quyền là khái niệm được nêu ra tại Việt Nam kể từ Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII. Đây không những là mục tiêu mà còn là định hướng phát triển bền vững của Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Nhà nước pháp quyền là gì?
Ở Việt Nam, khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991) và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của Đảng. Tiếp theo là tại các Đại hội lần thứ X và XI của Đảng đã có bước phát triển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
Thể chế hoá quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng, Điều 2
“1. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân;
2. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức;
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Nhà nước pháp quyền trong tiếng Anh là The rule of law.
2. Vai trò của nhà nước pháp quyền:
Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các nguyên tắc pháp quyền có vai trò cực kỳ quan trọng.
Thứ nhất, các nguyên tắc pháp quyền đóng vai trò là những tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng có các đặc trưng cơ bản sau đây: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc cơ bản là “phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”; tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo Hiến pháp và pháp luật; Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí và hiệu lực cao nhất trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân và không ngừng hoàn thiện cơ chế pháp lý đó; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh, có thiện chí các điều ước quốc tế mà Nhà nước đã ký kết hoặc thừa nhận; Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; các tổ chức đảng và đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (Điều 4
Thứ hai, các nguyên tắc pháp quyền đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo trong quản trị quốc gia, đồng thời là tiêu chí để đánh giá trình độ pháp quyền trong quản lý nhà nước của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong nhà nước pháp quyền, từ hoạt động lập hiến, lập pháp cho đến hoạt động hành pháp, hoạt động tư pháp đều phải lấy các nguyên tắc pháp quyền làm tư tưởng chỉ đạo. Xa rời các nguyên tắc pháp quyền, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không còn là nhà nước pháp quyền trong các hoạt động thực tiễn. Vì thế, các nguyên tắc pháp quyền nói trên là các tiêu chí đánh giá trình độ pháp quyền trong quản trị nhà nước, trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Thứ ba, các nguyên tắc pháp quyền đóng vai trò là tư tưởng chủ đạo trong quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng.
Theo Liên hợp quốc, pháp quyền là một nguyên tắc quản trị của các quốc gia dân chủ và pháp quyền, đồng thời là một nguyên tắc quản trị trong các mối quan hệ quốc tế. Trong một nhà nước mà tất cả mọi cá nhân, tổ chức, thiết chế công và tư, kể cả nhà nước đều thượng tôn pháp luật, được công bố công khai, được thực thi và áp dụng bình đẳng trong thực tế và được tài phán một cách độc lập, phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế là điều kiện rất cơ bản để mở rộng quan hệ quốc tế, phát triển mối quan hệ giữa các quốc gia không những về chính trị mà cả về kinh tế và các lĩnh vực khác. Các nguyên tắc pháp quyền được đề cao và thực hiện trên thực tế của mỗi quốc gia trong điều kiện ngày nay trở thành lòng tin và sự lựa chọn trong quan hệ quốc tế.
3. Bản chất của nhà nước pháp quyền:
Xuất phát từ bản chất Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần được xây dựng trên cơ sở đáp ứng các nguyên tắc sau:
(1) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;
(2) Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, mọi chủ thể trong xã hội đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật mà Hiến pháp là đạo luật tối cao, bộ luật gốc mang tính nền tảng;
(3) Khẳng định và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tôn trọng sự bình đẳng của mọi cá nhân trong thụ hưởng và phát triển quyền, không có sự phân biệt đối xử, trước tiên và chủ yếu trong việc tham gia vào công tác quản lý nhà nước và xã hội;
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật;
(5) Bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân. Quyền và nghĩa vụ của công dân được pháp luật thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện, thúc đẩy trong khuôn khổ luật pháp.
Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước đặt dưới sự điều chỉnh tối cao của pháp luật. Do đó, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, khả thi và hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và bảo vệ quyền con người.
4. Giải pháp để hoàn thiện cơ chế nhà nước pháp quyền XHCH:
Một là, cần hiện thực hóa nguyên tắc chủ quyền nhân dân.
Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước thì phải quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước mà những vấn đề đó không có một cơ quan nào trong ba nhánh quyền lực nhà nước có thể thực hiện. Nhân phải là chủ thể trực tiếp lập ra các thiết chế có vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, văn bản luật tối cao. Cụ thể nhân dân phải trực tiếp là chủ thể xây dựng bản Hiến pháp, trực tiếp bỏ phiếu để bầu ra Quốc hội, Người đứng đầu chính phủ.
Như vậy, cần sớm xây dựng các văn bản luật đã được Hiến pháp ghi nhận như Luật trưng cầu ý dân,
Chỉ khi đó Hiến pháp mới thực sự là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất bởi vì Hiến pháp do chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước trực tiếp thông qua. Các thiết chế trong Bộ máy nhà nước được lập ra từ Hiến pháp là sản phẩm của Hiến pháp sẽ mặc nhiên tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp. Hiện tại, Hiến pháp vẫn là sản phẩm do Quốc hội lập ra thì dù Hiến pháp có tự ghi nhận là Đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất nhưng suy cho cùng vẫn là sản phẩm của Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội.
Hai là, cần hoàn thiện Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức tòa án
Để phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ba cơ quan đại diện cho việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chỉ trên cơ sở các đạo luật như vậy mới có thể nói đến vị trí độc lập của ba cơ quan thực hiện ba nhánh quyền lực nhân dân.
Ba là, cần hoàn thiện Luật tổ chức tòa án và Pháp lệnh Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân để đảm cho tư pháp độc lập.
Luật Tổ chức tòa án cần được hoàn thiện theo tinh thần
Về Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, cần hoàn thiện quy định về cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm và nhiệm kỳ của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Cần mở rộng thêm diện tuyển chọn thẩm phán là luật sư, giảng viên luật của các trường đại học đáp ứng được yêu cầu của thẩm phán sẽ giúp bổ sung được sự thiếu hụt về số lượng, hạn chế về trình độ của đội ngũ thẩm phán và khắc phục được khâu đào tạo thẩm phán. Thay đổi thành phần tuyển chọn thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Thành phần Hội đồng tuyển chọn thẩm phán phải do Chánh án tòa án các cấp tỉnh làm chủ tịch. Quy định Hội đồng tuyển chọn thẩm phán như hiện tại vô hình tạo sự chi phối, can thiệp của Hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động xét xử của thẩm phán.
Thành phần tuyển chọn thẩm phán hiện nay đa số là những người không chuyên trong lĩnh vực xét xử nên không đủ khả năng để lựa chọn được những thẩm phán đáp ứng được yêu cầu xét xử. Hơn nữa nhiệm kỳ của thẩm phán hiện tại là 5 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cũng làm giảm tính độc lập của thẩm phán nói riêng và Tòa án nói chung.
Do vậy, cần thay đổi nhiệm kỳ hiện nay bằng quy định thời hạn công tác của thẩm phán đến hết tuổi lao động theo quy định của
Nếu thẩm phán không còn đáp ứng được chuẩn mực thì Chánh án tòa án nhân dân tối cao có thể miễn nhiệm. Việc mở rộng diện tuyển chọn và cơ chế bổ nhiệm thẩm phán như trên đã được áp dụng phổ biến ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Do vậy, Việt Nam có thể nghiên cứu tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia và vận dung phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.