Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao? Trường hợp đất bị thu hồi? Thẩm quyền thu hồi đất?
Hiện nay, viêc Nhà nước thực hiện việc giao đất cho các nhân và tổ chức là rất phổ biến. Nhưng trong rất nhiều trường hợp Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác quản lý sử dụng vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, người có quyền và lợi ích đối với mảnh đất phải từ bỏ các quyền và lợi ích của mình mà chịu im lặng để cho người khác sử dụng. Cụ thể những trường hợp đó như thế nào để có thể tránh và đòi lại được quyền sử dụng đất được giao vốn có của mình.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai 2013.
1. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao
Căn cứ theo quy định
Tại Khoản 5, Điều 26, Luật đất đai 2013 có quy định:
“Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Điều khoản này đã quy định vừa mang tính nguyên tắc lại vừa mang tính định hướng. Do đó, quy định này là cơ sở pháp lý để cá nhân khẳng định nhà nước Việt Nam là chủ thể duy nhất có quyền định đoạt đối với đất đai. Mặc dù theo quy định thì đất đai được trao cho người dân nhưng theo quy định của pháp luật thì lại thuộc sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời việc này cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước.
Thứ nhất: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất để giải quyết tình trạng khiếu kiện về các tranh chấp quyền sử dụng mang tính lịch sử. Các khiếu kiện đòi lại đất có ảnh hưởng không tốt đến nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội.Vì vậy, việc quy định như vậy là hết sức cần thiết để giải quyết triệt để các khiếu kiện lâu nay.
Thứ hai: Quy định trên là cơ sở để nắm vững số lượng, chất lượng sự biến động đất đai trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương. Nếu chấp nhận việc đòi lại đất không nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp làm cho nhà nước có thể quản lý hiệu quả mà sự thay đổi về chủ sử dụng đất sẽ làm cho công tác quản lý tốn kém về thời gian, sức người và sức của.
Thứ ba: Quy trình này xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước quy định như vậy nhằm cụ thể chế độ sở hữu toàn dân về đất đai phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động, bảo vệ quyền lực của người sử dụng đất.
Như vậy, Khi Nhà nước không thừa nhận về việc đòi lại đất đã giao theo quy định của Nhà nước cho người dân hoặc người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách về đất đai của Nhà nước qua các thời kỳ. Chính vì vậy, các hộ gia đình khi được Nhà nước giao cho phần đất của gia đình mình là đúng theo các quy định pháp luật nên việc các hộ gia đình đòi lại được quyền sử dụng đất đã được Nhà nước giao cho hộ gia đình đó là không thể.
2. Trường hợp đất bị thu hồi:
Các trường hợp đất sẽ bị thu hồi được quy định theo Điều 64 Luật đất đai 2013 thì đối với đất trồng cây hàng năm không được người được giao đất sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liên tục, đối với đất trồng cây lâu năm không được người được giao đất sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liên tục và đất trồng rừng không được người được giao đất sử dụng trong thời hạn Hai mươi bốn tháng liên tục thì sẽ thuộc các trường hợp thu hồi đất và mảnh đất này sẽ bị nhà nước thu hồi lại theo quy định của Luật Đất đai.
“Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
2. Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.”
Đất được Nhà nước giao hoặc đất được Nhà nước cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư mà không được người được giao đất, chủ đầu tư sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liên tục hoặc khu đất này được người được giao đất dử dụng nhưng lại sử dung với tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ hoạt động ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì người sử dụng đất và chủ đầu tư thực hiện việc đưa đất vào trong quá trình sử dụng; nếu như trường hợp người được giao đất hoặc chủ đầu tư không thực hiện việc đưa đất vào trong quá trình sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng và người được giao đất hoặc chủ đầu tư phải thực hiện việc nộp cho Nhà nước một khoản tiền tương ứng với mức tiền mà chủ đầu tư đang sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; Khi hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào quá trình sử dụng thì Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất của mình mà người được giao đất và chủ Đầu tư sẽ không được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất trong trường hợp này, trừ trường hợp việc chậm đưa đất vào sử dụng là vì lý do bất khả kháng.
Theo Điều 65 Luật Đất Đai 2013 thì Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; thì người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất.
Do đó, Khi người được nhà nước giao đất mà không sử dụng đất hoặc chủ đầu tư không đưa đất vào sử dụng một thời gian thì điều này sẽ ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo về của người được giao đất. Ngoài ra thì mành đất này sẽ bị nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Thẩm quyền thu hồi đất
Thẩm quyền thu hồi đất được quy định tại Điều 68 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.”
Như vậy, Đối với những mảnh đất không được người được giao đất đua vào sử dụng thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi. Uy ban nhân dân cấp tỉnh được nhà nước trao quyền và quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: khi thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. Thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và thực hiện việc thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trong một số trường hợp thu hồi đất có những yếu tố người được giao đất thuộc về cả hai cấp tỉnh và huyện thì Nhà nước giao việc thu hồi này cho Uy ban nhân dân cấp tỉnh.