Nhà cho thuê bị cháy gây thiệt hại thì ai phải chịu trách nhiệm? Quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với nhà cho thuê?
Hiện nay, số người dân đi làm ăn xa nhà, xa quê ngày một nhiều hơn, chính vì thế mà vấn đề thuê nhà gia tăng theo. Nhà cho thuê mà xảy ra hỏa hoạn thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai là một vấn đề mà được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là chủ nhà cho thuê và người thuê. Vậy theo quy định của pháp luật thì nhà cho thuê bị cháy gây thiệt hại thì ai phải chịu trách nhiệm?
Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật Dân sự 2015
– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Mục lục bài viết
1. Nhà cho thuê bị cháy gây thiệt hại thì ai phải chịu trách nhiệm?
1.1. Chịu trách nhiệm về bồi thường dân sự:
Theo quy định của pháp luật Dân sự căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Như vậy, qua quy định này thì ta có thể hiểu người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ,……của người khác mà lại gây thiệt hại thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Từ đó, việc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có đủ các điều kiện sau:
– Có các thiệt hại xảy ra;
– Hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật;
– Có mối quan hệ nhân quả giữa các hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra;
– Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây ra thiệt hại.
Thêm nữa, tại khoản 4 Điều 585 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định:
“Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra”
Như vậy, nếu như bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại đó thì bên bị thiệt hại sẽ không được bồi thường phần mà bị thiệt hại do chính mình gây ra.
Đồng thời, trong trường hợp là nhiều người cùng gây ra thiệt hại thì những người đó sẽ phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm thực hiện bồi thường của từng người mà cùng gây thiệt hại sẽ được xác định tương ứng với lại mức độ lỗi của từng người; nếu như không xác định được về mức độ lỗi thì tất cả phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
Từ những quy định trên, thì khi nhà cho thuê bị cháy gây thiệt hại, thì trước tiên sẽ phải xác định nguyên nhân của cháy là do đâu (là do chủ nhà hay người thuê trọ, do người khác hay là do sự kiện bất khả kháng). Khi xác định được nguyên nhân, xác định được lỗi, hậu quả đã xảy ra khi bị cháy thì mới biết được ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Qua phân tích trên thì ta có thể phân định khi nhà cho thuế bị cháy gây thiệt hại thành các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Xác định được nguyên nhân bị cháy nhà cho thuê là hoàn toàn do bên thuê nhà:
Nếu như cơ quan có chức năng có thẩm quyền xác minh, điều tra được nguyên nhân của vụ cháy là do những hành vi của người thuê trọ gây ra thì người thuê trọ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong vụ cháy nhà đó đối với chủ nhà cho thuê, nếu như gây thiệt hại sang những nhà khác thì người này cũng phải chịu trách nhiệm với cả những nhà lân cận mà bị thiệt hại do vụ cháy.
Ví dụ, anh Nguyễn Văn A thuê trọ của anh B (có hợp đồng thuê nhà đầy đủ), công tác về phòng cháy chữa cháy của anh B đối với nhà trọ của mình đã đáp ứng theo đúng quy định của pháp luật (có đầy đủ giấy phép). Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nhà thuê, do anh A nấu ăn mà không để ý đã khiến cho vụ cháy nổ xảy ra, hậu quả dẫn đến là cả căn phòng trọ của anh A thuê của anh B bị “thiêu rụi”, nhưng không lan sang các phòng trọ khác của anh B. Qua điều tra, xác minh của công an thì đã xác minh được nguyên nhân là do anh A không chú ý trong quá trình nấu ăn nên đã dẫn đến tình trạng đó. Như vậy, trong trường hợp này, anh A phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với chủ trọ là anh B.
Trường hợp 2: Xác định được nguyên nhân bị cháy nhà cho thuê là hoàn toàn do chủ trọ
Nếu như cơ quan có chức năng có thẩm quyền xác minh, điều tra được nguyên nhân của vụ cháy là do chính chủ trọ không tuân thủ về các điều kiện phòng cháy, chữa cháy hoặc do các nguyên nhân khác từ chủ trọ dẫn đến vấn đề cháy nổ nhà cho thuê mà không phải nguyên nhân từ người thuê trọ thì chính chủ nhà cho thuê phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề này và họ không được yêu cầu người thuê phải chịu trách nhiệm cùng mình, nếu như gây thiệt hại sang những nhà khác thì người này cũng phải chịu trách nhiệm với cả những nhà lân cận mà bị thiệt hại do vụ cháy.
Trường hợp 3: Xác định được nguyên nhân bị cháy nhà cho thuê là do cả bên thuê và bên cho thuê.
Nếu như cơ quan có chức năng có thẩm quyền xác minh, điều tra được nguyên nhân của vụ cháy là do cả bên thuê và bên cho thuê đều có lỗi trong vấn đề này thì cả hai bên sẽ phải cùng chịu trách nhiệm khi nhà cho thuê bị cháy và khi đó thì lỗi của mỗi bên đến đâu thì sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với lỗi của mình, nếu như gây thiệt hại sang những nhà khác thì hai bên sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm cho những nhà bị thiệt hại do vụ cháy.
Trường hợp 4: Xác định được nguyên nhân bị cháy nhà cho thuê là do sự kiện bất khả kháng
Tại Điều 156 Bộ Luật Dân sự 2015 đã quy định về sự kiện bất khả kháng như sau:
“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Như vậy, nếu như cơ quan có chức năng có thẩm quyền xác minh, điều tra được nguyên nhân của vụ cháy là do có sự kiện bất khả kháng xảy ra dẫn đến cháy nổ nhà cho thuê thì chủ nhà cho thuê sẽ không được yêu cầu người thuê nhà chịu trách nhiệm về vấn đề này. Vấn đề này sẽ tuỳ thuộc vào sự thoả thuận và sự thiện chí của hai bên.
1.2. Chịu trách nhiệm về trách nhiệm hình sự:
Tại Điều 313 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy, theo quy định này thì người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy mà gây thiệt hại cho người khác thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật về hình sự, cụ thể những thiệt hại như sau:
– Làm chết người;
– Gây thương tích hoặc là gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc là gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà có tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc là gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà có tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản mà từ 100.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, hình phạt bổ sung cho tội danh này được quy định là người phạm tội sẽ còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm về chức vụ, cấm hành nghề hoặc là làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2. Quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên mà gây thiệt hại thì sẽ phải tự bồi thường.
Người mà chưa đủ mười lăm tuổi gây ra thiệt hại mà người này còn cha, mẹ thì cha, mẹ của người đó phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu như tài sản của cha, mẹ mà không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên đã gây thiệt hại có các tài sản riêng thì sẽ lấy tài sản đó để bồi thường cho phần còn thiếu, trừ các trường hợp được quy định tại Điều 599 của Bộ luật Dân sự.
Người mà từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi mà gây thiệt hại thì sẽ phải bồi thường bằng chính tài sản của mình; nếu như không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ sẽ phải bồi thường phần còn thiếu bằng chính tài sản của mình.
Người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người mà có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà gây ra thiệt hại mà có người giám hộ thì chính người giám hộ đó sẽ được dùng tài sản của chính người được giám hộ để bồi thường; nếu như người được giám hộ không có các tài sản hoặc là không đủ tài sản để bồi thường thì chính người giám hộ sẽ phải bồi thường bằng chính tài sản của mình; nếu như người giám hộ chứng minh được là mình không có lỗi ở trong việc giám hộ thì sẽ không phải lấy tài sản của chính mình để bồi thường.
3. Điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với nhà cho thuê:
Về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy thì pháp luật hiện hành vẫn chưa có chưa có quy định đối với những công trình nhà ở cho thuê ít hơn 5 tầng; hoặc là có khối tích chưa đến 5.000 m3.
Do đó, các nhà trọ cho thuê nói chung (thường thì chỉ từ 1 – 3 tầng) sẽ không cần phải đáp ứng những quy định, điều kiện về phòng cháy chữa cháy khi mà sử dụng hoặc cho thuê. Cả chủ trọ lẫn người thuê sẽ cần phải nắm rõ quy định này, để từ đó, có các thỏa thuận trong hợp đồng quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên về vấn đề vệ sinh an toàn, phòng chống cháy nổ, đảm bảo giữ gìn các tài sản và trách nhiệm bồi thường khi mà xảy ra sự cố.