Giá tính lệ phí trước bạ có sự khác nhau giữa từng đối tượng và từng địa phương với nhau,Thông tư 34/2013/TT-BTC đưa ra nguyên tắc cụ thể nhắm xây dựng bảng giá tính lệ phí trước bạ.
Giá tính lệ phí trước bạ có sự khác nhau giữa từng đối tượng và từng địa phương với nhau, chính vì có sự khác nhau này mà pháp luật cụ thể là Thông tư 34/2013/TT-BTC cũng đưa ra nguyên tắc cụ thể nhắm xây dựng bảng giá tính lệ phí trước bạ cụ thể như sau:
+ Đối với đất:
Giá đất tính lệ phí trước bạ là giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai nộp lệ phí trước bạ.
+ Đối với nhà:
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, xây dựng giá tính lệ phí trước bạ nhà, căn cứ giá thực tế xây dựng "mới" một (01) m2 sàn nhà đối với từng cấp nhà, hạng nhà để xây dựng Bảng giá tính lệ phí trước bạ nhà trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và áp dụng tại địa phương.
+ Đối với tài sản khác:
Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ được xác định trên cơ sở phù hợp với giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường trong nước.
Giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường được xác định căn cứ cơ sở dữ liệu cơ quan chức năng của địa phương thu thập từ: giá bán do cơ sở sản xuất kinh doanh kê khai với cơ quan thuế; thông tin về giá từ các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (cơ quan Hải quan, Sở Công thương, Trung tâm thẩm định giá thuộc Sở Tài chính…); giá mua bán tài sản cùng loại tại cùng địa phương hoặc ở địa phương khác; thông tin thu thập từ người tiêu dùng; thông tin về giá các loại tài sản trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, bản tin thị trường…
Nguyên tắc xây dựng Bảng giá đối với một số trường hợp cụ thể:
– Đối với tài sản mua bán: giá tính lệ phí trước bạ không được thấp hơn giá ghi trên hoá đơn bán hàng hợp pháp của người bán.
– Đối với tài sản tự sản xuất, chế tạo: giá tính lệ phí trước bạ không được thấp hơn giá bán theo thông báo của đơn vị sản xuất. Trường hợp tài sản tự sản xuất để tiêu dùng thì giá tính lệ phí trước bạ không được thấp hơn giá thành sản phẩm của đơn vị sản xuất.
– Giá trị tính lệ phí trước bạ đối với tài sản mua trực tiếp của cơ sở được phép sản xuất, lắp ráp trong nước (gọi chung là cơ sở sản xuất) bán ra là giá thực tế thanh toán (giá bán bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt – nếu có) ghi trên hoá đơn bán hàng hợp pháp.
Tổ chức, cá nhân mua hàng của các đại lý bán hàng trực tiếp ký hợp đồng đại lý với cơ sở sản xuất và bán đúng giá của cơ sở sản xuất quy định thì cũng được coi là mua trực tiếp của cơ sở sản xuất.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Đối với tài sản nhập khẩu mà tại thời điểm đăng ký trước bạ chưa có trong Bảng giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì Sở Tài chính phối hợp với các sở, ban ngành liên quan cần tham khảo giá bán của các tài sản cùng loại tương đương trên thị trường trong nước và giá nhập khẩu theo giá tính thuế nhập khẩu mà cơ quan Hải quan đã xác định và các chi phí liên quan để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kịp thời.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng giá tính lệ phí trước bạ đối với từng loại tài sản để UBND cấp tỉnh có cơ sở xác định và ban hành Bảng giá tính lệ phí trước bạ, phương pháp xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với các tài sản là nhà, đất, tàu thuyền, xe ôtô, xe gắn máy, súng săn, súng thể thao áp dụng tại địa phương trong từng thời kỳ.
Trong quá trình quản lý thu lệ phí trước bạ, trường hợp cơ quan thuế phát hiện hoặc nhận được ý kiến của tổ chức, cá nhân về giá tính lệ phí trước bạ của tài sản chưa phù hợp với việc xác định giá quy định tại Thông tư này hoặc giá tài sản đó chưa được quy định trong bảng giá tính lệ phí trước bạ của địa phương thì Cục Thuế phải có ý kiến đề xuất kịp thời (chậm nhất là năm ngày làm việc) gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan được uỷ quyền ban hành bảng giá để sửa đổi, bổ sung bảng giá tính lệ phí trước bạ.
Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày ban hành Bảng giá tính lệ phí trước bạ, cơ quan ban hành phải gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để theo dõi thực hiện.