Vụ án dân sự là gì? Thẩm quyền của Tòa án trong vụ án dân sự?
Tòa án là cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Theo đó, Tòa án được tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và được phân cấp thực hiện quyền tư pháp của mình. Đối với những vụ án dân sự thì thẩm quyền của Tòa án được xác định theo những nguyên tắc nhất định. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cũng là một bộ phận trong cấu thành nên thẩm quyền dân sự của Tòa án. Vậy pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định như thế nào về nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án trong vụ án dân sự?
Luật sư
1. Vụ án dân sự là gì?
Theo nghĩa rộng, vụ án dân sự là những tranh chấp phát sinh từ những quan hệ pháp luật dân sự dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động được Tòa án thụ lý, giải quyết theo đơn khởi kiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức nhằm yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp, vụ án dân sự là những tranh chấp phát sinh từ những quan hệ pháp luật dân sự dân sự được Tòa án thụ lý, giải quyết theo đơn khởi kiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức nhằm yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của mình, của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước.
2. Thẩm quyền của Tòa án trong vụ án dân sự
2.1. Thẩm quyền Tòa án theo loại việc
Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo loại việc của
Ngoài ra, Tòa án cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật (khoản 14 Điều 26). Trước kia theo quy định của
2.2. Thầm quyền của Tòa án theo cấp
Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo cấp của Tòa án là việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự giữa các cấp Tòa án, theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 thì hiện nay ở Việt Nam cả Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh đều có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự, do đó thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo cấp của Tòa án là việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự giữa Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, việc phân định thẩm quyền sơ thẩm giữa các cấp Tòa án đảm bảo cho việc giải quyết vụ án dân sự được chính xác, đúng pháp luật.
Bộ luật Tố tụng Dân sự căn cứ vào tính chất phức tạp của vụ việc, khả năng, điều kiện của từng cấp Tòa án, hiệu quả kinh tế của việc giải quyết vụ việc để phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, theo quy định của Điều 35 và 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì hầu hết các vụ án dân sự đều thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ một số trường hợp thuộc thẩm quyển xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh, do đó khi nghiên cứu chúng tôi chỉ xác định những loại việc thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện, các vụ án dân sự còn lại là thuộc thẩm quyển xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Một là, vụ án dân sự quy định tại Khoản 7, Điều 26, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đó là tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính, đây là loại tranh chấp phức tạp và để phù hợp với khoản 7 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính năm thì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp này thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Hai là, những vụ án dân sự quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 35, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 4, Điều 35, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Ba là, những vụ án dân sự thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng Tòa án nhân dân cấp tỉnh thấy cần thiết và lấy lên để giải quyết. Thông thường, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết trong những trường hợp việc vận dụng chính sách, pháp luật có nhiều khó khăn, phức tạp, việc điều tra, thu thập chứng cứ còn gặp khó khăn hoặc cần phải giám định phức tạp; đương sự là cán bộ chủ chốt ở địa phương, những người có uy tín trong tôn giáo mà xét thấy việc xét xử của Tòa án cấp huyện không có lợi về chính trị hoặc vụ việc liên quan đến Thẩm phán, Phó Chánh án, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện. Theo yêu cầu của đương sự, Tòa án cấp tinh cũng có thể lấy vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện lên để xét xử nếu có lý do chính đáng”.
Bốn là, các vụ án dân sự mà có yêu cầu hủy quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức, mà chủ yếu là yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong các vụ án tranh chấp hoặc tranh chấn liên quan đến đất đai. Điều 34, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết, thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc quan, hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1, Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật Tổ tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
2.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
Thẩm quyền giải quyết vụ án dãn sự của Tòa án theo lãnh thổ là việc xác định Tòa ẩn cụ thể có thẩm quyền giải quyết đối với một vụ án dân sự cụ thể. Do đó, những trường hợp nguyên dơn được lựa chọn Tòa án thực chất cũng chính là thẩm quyền theo lãnh thổ, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo lãnh thổ được quy định tại khoản 1, Điều 39 và khoản 1, Điều 40, Bộ luật Tố sự năm 2015, về nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành trên cơ sở đảm bảo cho việc giải quyết tụng dân vụ án dân sự của Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự; tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tổ tụng và tránh sự chống chéo trong việc thực hiện thẩm quyền giữa các Tòa án cùng cấp, do đó việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ phải đảm bảo theo những nguyên tắc chung và nguyên tắc về quyền tự định đoạt của đương sự.
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được xác định đối với trường hợp đối là bất động sản: tượng tranh chấp là bất động sản và đối tượng tranh chấp không phải là bất động sản. Đối với trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản: Điểm c khoản 1, Điều 39, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”. Sở dĩ có quy định như trên bởi vì, Tòa án nơi có bất động sản sẽ là Tòa án có điều kiện tốt nhất để tiến hành xác minh, xem xét tại chỗ tinh trạng của bất động sản và thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản.
Trong trường hợp người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại nhiều Tòa án khác nhau được điều luật quy định, thì Tòa án đã thụ lý đầu tiên theo thời gian có thẩm quyền giải quyết vụ việc, các Tòa án khác nếu chưa thụ lý thì trả lại đơn khởi kiện cho đương sự, nếu đã thụ lý thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, xóa tên vụ án trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự, nếu đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, thì Tòa án trả lại tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp.