Quy định về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu 2013. Nguyên tắc luôn đảm bảo tính đồng bộ của dự án, quy mô gói thầu hợp lý.
Nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, công bằng và hiệu quả trong đấu thầu, chủ thể trong hoạt động đấu thầu phải đảm bảo nghiêm túc thực hiện các quy định về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu. Vậy các nguyên tắc được quy định ra sao và thực hiện như thế nào. Bài viết dưới đây, đội ngũ các
1. Nguyên tắc thứ nhất
Luật đấu thầu số: 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 có quy định về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
‘Khoản 1 Điều 33. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.”
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể coi như là một kịch bản, một chương trình được chuẩn bị sẵn, hoạch định nhằm bảo đảm việc tổ chức lựa chọn nhà thầu được diễn ra đúng pháp luật, hiệu quả và công khai, minh bạch. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu còn là căn cứ trong công tác tổ chức, thực hiện, giám sát và kiểm tra, thanh tra đấu thầu sau này.
Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm có các thông tin như liên quan đến việc chuẩn bị dự án, chương trình mục tiêu, các gói thầu thực hiện trước với giá trị gói thầu tương ứng và cơ sở pháp lý để thực hiện đấu thầu. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu do chủ đầu tư lập cho toàn bộ dự án và trình người quyết định đầu tư phê duyệt trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Đối với các dự án có quy mô lớn, phức tạp, kéo dài nhiều năm, đối với trường hợp thực hiện các công việc như lập quy hoạch xây dựng, khảo sát phục vụ lập dự án, lập báo cáo đầu tư, lập dự án… thì có thể lập kế hoạch đấu thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước nhưng đối với từng gói thầu này vẫn phải đầy đủ các nội dung nêu trên. Khoản 1 Điều 33
Ví dụ trong hoạt động xây lắp, phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: hoạt động của Ban quản lý dự án; tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng; trả lãi vay; các công việc do chủ đầu tư tự tiến hành bao gồm lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu với giá trị tương ứng. Để đảm bảo nguyên tắc này, bản thân chủ thể là bên mời thầu hoặc chủ đầu tư phải nghiên cứu, tính toán, cân nhắc làm sao cho thấu đáo để tiên lượng kỹ càng và chắc chắn về mọi yếu tố có liên quan, phải cố gắng tránh tình trạng chuẩn bị sơ sài, tắc trách.
“Nghiêm cấm việc chia dự án thành các gói thầu trái với quy định của
Phần công việc của dự án nếu có chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì phải được nêu rõ, giải trình lý do vì sao chưa đủ điều kiện và ghi nôi dung công việc đó một cách cụ thể để theo dõi.
Kế hoạch đấu thầu là tài liệu phân chia toàn bộ dự án thành các gói thầu và nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bao gồm: tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, sơ tuyển (nếu có), hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, đấu thầu trong nước hoặc quốc tế, thời gian lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng/loại giá hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng.
2. Nguyên tắc thứ hai
Khoản 2 Điều 33 Luật đấu thầu năm 2013 quy định nguyên tắc thứ hai:
“2. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.”
Việc ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu này giúp quá trình lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu sau này được diễn ra dễ dàng hơn, khi đăng tải lên trên báo đấu thầu hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia các nhà thầu nhận được đầy đủ tài liệu đấu thầu với các thông tin chi tiết rõ ràng và có hệ thống về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng của gói thầu hay hàng hóa dịch vụ cần cung ứng, về tiến độ và điều kiện thực hiện để chủ động thực hiện lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Theo Điều 4. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của
“3. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này, trong đó bao gồm các nội dung sau:
c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu trong đó bao gồm nội dung quy định tại Điều 5 của Thông tư này và giải trình cho các nội dung đó. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự án thành các gói thầu.”
Nguyên tắc này đặt ra nhằm đạt được mục tiêu lựa chọn được nhà cung cấp cấp hàng hóa hay cung ứng dịch vụ đáp ứng tốt yêu cầu mà dự án đã đặt ra. Trong quá trình đấu thầu, nếu muốn thay đổi bất kỳ nội dung nào của kế hoạch đấu thầu, chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư.
Cũng theo Thông tư trên thì nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung sau:
– Tên gói thầu.
– Giá gói thầu.
– Nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn, thời gian cấp vốn.
– Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi, Đấu thầu hạn chế, Chỉ định thầu, Chào hàng cạnh tranh, Mua sắm trực tiếp, Tự thực hiện, Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, Tham gia thực hiện của cộng đồng.
– Phương thức lựa chọn nhà thầu: Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ.
– Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu.
– Loại hợp đồng: Hợp đồng theo thời gian, Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, Hợp đồng trọn gói, Hợp đồng theo đơn giá cố định.
– Thời gian thực hiện hợp đồng.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Nguyên tắc thứ ba
“Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.’
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu sau khi phê duyệt dự án phải được lập cho toàn bộ dự án kể cả tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung phân chia toàn bộ dự án thành các gói thầu và nội dung kế hoạch đấu thầu đối với từng gói thầu như: tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, sơ tuyển (nếu có), hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, đấu thầu trong nước hoặc quốc tế, thời gian lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng, loại hợp đồng, dự kiến áp dụng, thời gian thực hiện hợp đồng.
Tùy thuộc quy mô, tính chất và đặc điểm dự án, có thể đưa kế hoạch lựa chọn nhà thầu của các gói thầu phải thực hiện ở giai đoạn thực hiện dự án vào nội dung dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hạn chế các thủ tục không cần thiết.
Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 62 của Luật Đấu thầu năm 2013 để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và ký kết hợp đồng. Nguyên tắc này yêu cầu, các cơ quan, đơn vị hữu quan khi thực hiện việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì trước hết cần phải tuân thủ các quy định chung của Luật đấu thầu.
Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định trên không được vượt tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt. Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, thực thi, điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu… vì các kế hoạch khi lập ra là để phục vụ cho nhà nước, cho lợi ích chung của cộng đồng xã hội phải khả thi và hiệu quả kinh tế.
Đồng thời, còn đòi hỏi việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải đặt lợi ích chung lên trước hết, hạn chế tư duy cục bộ địa phương hay lợi ích nhóm, mà cần có sự chia sẻ lợi ích cũng như hợp tác với nhau trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Để thực hiện nguyên tắc này nói riêng và các nguyên tắc khác nói chung, chủ đầu tư, bên mời thầu phải bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nước.
Ngoài ra, khi thực hiện các nguyên tắc để đảm bảo tính khách quan, khoa học thì sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có liên quan vào hoạt động đấu thầu là đòi hỏi bức thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn.