Việc lựa chọn cho mình một ngành nghề kinh doanh phù hợp là điều vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển sự nghiệp của bất kỳ chủ thể nào. Dưới đây là một số nguyên tắc và các bước lựa chọn ngành nghề kinh doanh sao cho phù hợp.
Mục lục bài viết
1. Quy định về các nguyên tắc lựa chọn ngành, nghề kinh doanh:
1.1. Quy định của pháp luật về các hành nghề cấm đầu tư kinh doanh:
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo đó thì sẽ không được phép đăng ký kinh doanh đối với các loại ngành nghề này. Khi có nhu cầu kinh doanh thì cần phải tránh các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh này. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của
– Kinh doanh các loại chất ma túy hoặc các loại chất hướng thần trái quy định của pháp luật;
– Kinh doanh các loại hóa chất hoặc các loại bóng vật trái quy định của pháp luật;
– Kinh doanh các loại mẫu vật, các loại mẫu của thực vật hoạt động vật hoang dã có nguồn gốc từ tự nhiên trái phép, kinh doanh các loại mẫu được ghi nhận trong
– Công ước quốc tế về mua bán các loại thực vật hoạt động vật hoang dã nguy cấp, các loại mẫu vật của thực vật rừng và động vật rừng hoặc thuỷ sản nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo quy định của pháp luật;
– Kinh doanh mại dâm trái quy định của pháp luật và vi phạm thuần phong mỹ tục;
– Mua bán người hoặc mua bán mô, mua bán xác và bộ phận cơ thể người hoặc mua bán bào thai con người;
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến quá trình sinh sản vô tính trên thân thể người hoặc kinh doanh các loại pháo nổ dưới mọi hình thức;
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ trái quy định của pháp luật.
1.2. Nguyên tắc trong quá trình lựa chọn ngành, nghề kinh doanh:
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh là một trong những bước đầu tiên khi muốn thành lập doanh nghiệp theo nhu cầu và mong muốn của cá nhân. Về nguyên tắc, pháp luật cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm theo như phân tích ở trên. Nhìn chung thì việc lựa chọn ngành nghề của các chủ thể trong nước hay ngoài nước đều sẽ căn cứ theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó thì trong quá trình lựa chọn ngành nghề kinh doanh cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Nhìn chung thì ngành nghề kinh doanh được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được cấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và sẽ được ghi, mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh. Nhìn chung thì nội dung cụ thể của các phân ngành trong ngành kinh tế cấp bốn sẽ được thể hiện theo quy định về nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Chủ không có thẩm quyền đó là Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành. Việc mã hóa lành nghề đăng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác thống kê. Căn cứ vào hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì người có nhu cầu sẽ lựa chọn ngành nghề kinh doanh và ghi mã ngành nghề kinh doanh vào giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp để nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau đó cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ đối chiếu và ghi mã ngành nghề kinh doanh vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thứ hai, đối với những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản pháp luật khác thì cần phải được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện thường được quy định trong pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc nghị định của Chính phủ. Nghiêm cấm việc ban hành và quy định không đúng thẩm quyền đối với các loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh các loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Và việc quản lý đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ thuộc thẩm quyền của các cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, đối với những ngành nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cần phải được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật đó, và tuân thủ theo đúng thủ tục luật định.
Thứ tư, đối với những ngành nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác, thì các cơ quan đăng ký kinh doanh có thể xem xét ghi nhận ngành nghề này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, nếu sắc thể các ngành nghề này không thuộc các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ kế hoạch và đầu tư để bổ sung ngành nghề kinh doanh mới. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng doanh nghiệp có thể ghi rõ ngành nghề một cách chi tiết và cụ thể vào đơn yêu cầu. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành kinh tế cấp bốn nhưng phải đảm bảo rằng, ngành nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phải phù hợp với ngành nghề cấp bốn mà họ đã chọn.
2. Các bước lựa chọn ngành nghề kinh doanh:
Có thể kể ra một số bước trong quá trình lựa chọn ngành nghề kinh doanh như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu nghề nghiệp. Bởi vì mục tiêu chính là kim chỉ nam cho tất cả mọi hành động, trước tiên cần phải liệt kê tất cả các ngành nghề kinh doanh mà mình có nhu cầu kinh doanh sau đó chọn ra một ngành nghề kinh doanh phù hợp nhất.
Bước 2: Đánh giá năng lực của bản thân. Cần phải nắm rõ xem bản thân muốn gì và cần gì, năng lực của bản thân đến đâu và khả năng như thế nào, có phù hợp với ngành nghề kinh doanh mà mình đã chọn hay không. Đồng thời bên cạnh đó còn phải xem xét nhu cầu và thị hiếu của xã hội, đánh giá sự phát triển của ngành nghề đó trong tương lai.
Bước 3: Sau khi đã lựa chọn được ngành nghề mà mình mong muốn thì sẽ tiến hành hoạt động tại hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam để thực hiện thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành. Đối với các ngành nghề không có trong mã ngành thì sẽ đăng ký dựa theo việc tra cứu thông tin, theo đó thì, tra cứu các ngành nghề kinh doanh không có trong hệ thống mã ngành để tìm văn bản pháp luật điều chỉnh chúng, hoặc tra cứu nội dung hoạt động để có thể tìm ra mã ngành tương ứng và phù hợp.
Bước 4: Tổng hợp lại thành một bộ ngành nghề kinh doanh đầy đủ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Những hậu quả khi chọn sai ngành nghề kinh doanh:
Chọn sai ngành nghề kinh doanh có thể đem lại những hậu quả tiêu cực cho cuộc sống và sự nghiệp của mỗi chủ thể, cụ thể như sau:
Thứ nhất, không thỏa mãn được điều kiện về tinh thần, làm việc trong một môi trường kinh doanh không phù hợp với sở thích và đam mê có thể dẫn đến cảm giác không hài lòng và không thỏa mãn về mặt tinh thần. Điều này có thể ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của các chủ thể và hứng thú trong cuộc sống của họ.
Thứ hai, kém hiệu suất trong quá trình làm việc. Khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh sai với nhu cầu và mong muốn của bản thân mà không đúng với khả năng của mình thì kết quả là, bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình thực hiện công việc đó và hiệu suất của công việc không cao.
Thứ ba, thiếu sự phát triển trong sự nghiệp. Chọn sai ngành nghề kinh doanh có thể dẫn đến hạn chế khả năng thăng tiến trong sự nghiệp, có thể sẽ không có cơ hội để phát triển kỹ năng và tiến xa hơn trong con đường công danh.
Thứ ba, áp lực và lãng phí thời gian, chọn sai ngành nghề kinh doanh có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy bị áp lực và không tự tin khi đối mặt với các thách thức trong công việc, bạn sẽ cảm thấy thời gian đầu tư và nỗ lực vào một lĩnh vực nào đó là lãng phí và không đem lại giá trị thực sự. Ngoài ra còn rất dễ dẫn đến sự thất bại. Chọn sai ngành nghề kinh doanh có thể dẫn đến sự nghiệp thất bại, không thể đạt được mục tiêu và hoài nghi về khả năng của bản thân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Doanh nghiệp năm 2020;
Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.