Nguyên tắc thực hiện đầu tư ra nước ngoài? Các hình thức đầu tư ra nước ngoài?
Bên cạnh việc các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng đầu tư vào Việt Nam thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là đầu tư trực tiếp. Từ khi manh nha xuất hiện ở Việt Nam cho đến nay, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Vậy nguyên tắc thực hiện và các hình thức đầu tư ra nước ngoài được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Nguyên tắc thực hiện và các hình thức đầu tư ra nước ngoài”
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
– Cơ sở pháp lý:
+ Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
Tại Điều 51 Luật đầu tư 2020 quy định về nguyên tắc thực hiện đầu tư ra nước ngoài, theo đó:
– Đến nay, chủ thể đầu tư ra nước ngoài đã được mở rộng. Theo đó, tất cả các nhà đầu tư tại Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt nhà đầu tư là doanh nghiệp hay không phải là doanh nghiệp, không phân biệt nhà đầu tư có nguồn vốn đầu tư trong nước hay nhà đầu tư có nguồn vốn đầu tư nước ngoài đều có thể thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Nguyên tắc chung của hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng cần được xác định. Phù hợp với các quy định về đầu tư kinh doanh trong pháp luật quốc nội và quốc tế, các nguyên tắc chủ yếu được xác định là: (i) Có lợi cho nhà đầu tư và cho đất nước; (ii) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận đầu tư; (iii) Tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư khi hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
– Đây là nhóm quy định pháp luật quy định cụ thể về quyền đầu tư ra nước ngoài của tổ chức, cá nhân, cho phép xác định tổ chức, cá nhân nào được quyền thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Phạm vi chủ thể đầu tư ra nước ngoài rộng hay hẹp phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và khả năng quản lý của nhà nước, bởi vì, đầu tư ra nước ngoài tuy là hoạt động tư nhưng có vai trò quan trọng đối với mỗi nền kinh tế cũng như vai trò chính trị và vị thế kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, tạo tiền đề cho hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam đa dạng và phong phú, hoạt động ngoại giao đi vào chiều sâu.
– Do vậy, hoạt động đầu tư ra nước ngoài không phải là câu chuyện riêng của doanh nghiệp mà còn là câu chuyện phát triển quan hệ quốc tế nhiều mặt của nhà nước. Đây là lý do giải thích quy định về chủ thể đầu tư ra nước ngoài có sự khác nhau ở mỗi giai đoạn và được quy định thay đổi theo xu hướng ngày càng mở rộng, đảm bảo phù hợp với thực tiễn đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
2. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài.
Tại Điều 52 Luật đầu tư 2020 và Điều 74 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư quy định về các hình thức đầu tư ra nước ngoài, theo đó:
– Dự án đầu tư chỉ được chấp thuận khi chỉ rõ hình thức đầu tư sẽ tiến hành ở nước ngoài và hình thức đầu tư đó phải được nhà nước Việt Nam cho phép. Quy định này không chỉ giúp minh bạch việc chuyển vốn ra nước ngoài, kiểm soát hiệu quả hoạt động đầu tư mà còn có ý nghĩa chống “chảy máu ngoại tệ”, chống các hoạt động rửa tiền.
– Tùy thuộc vào năng lực của nhà đầu tư và khả năng quản lý của nhà nước, pháp luật sẽ quy định cụ thể các hình thức đầu tư, bao gồm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
– Tuy nhiên, quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức đầu tư chỉ có ý nghĩa xem xét để cho phép nhà đầu tư mang các nguồn lực từ Việt Nam ra nước ngoài, còn hình thức đầu tư mà nhà đầu tư lựa chọn có thể được triển khai tại nước khác hay không sẽ phụ thuộc vào quy định về hình thức đầu tư nước ngoài của nước tiếp nhận đầu tư. .
– Quy định về hình thức đầu tư ra nước ngoài có ý nghĩa xác định rõ việc nhà đầu tư mang tiền ra nước ngoài để làm gì, đầu tư kinh doanh như thế nào. Tức là cần xác định rõ mục đích chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Dự án đầu tư chỉ được chấp thuận khi chỉ rõ hình thức đầu tư sẽ tiến hành ở nước ngoài và hình thức đầu tư đó phải được nhà nước Việt Nam cho phép (thông qua các quy định pháp luật).
– Quy định này không chỉ giúp minh bạch việc chuyển vốn ra nước ngoài, kiểm soát hiệu quả hoạt động đầu tư, mà còn có ý nghĩa chống “chảy máu ngoại tệ” chống các hoạt động rửa tiền. Tùy thuộc và năng lực của nhà đầu tư và khả năng quản lý của nhà nước, pháp luật sẽ quy định cụ thể các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (như thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh…) và những hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thực hiện (như đầu tư chứng khoán, đầu tư qua các định chế tài chính trung gian…).
– Tuy nhiên, quy định trong pháp luật Việt Nam về hình thức đầu tư chỉ có ý nghĩa xem xét để cho phép nhà đầu tư mang các nguồn lực từ Việt Nam ra nước ngoài, còn hình thức đầu tư mà nhà đầu tư lựa chọn có thể được triển khai tại nước khác hay không sẽ phụ thuộc vào quy định về hình thức đầu tư nước ngoài của nước tiếp nhận đầu tư.
– Quy định về thủ tục đầu tư ra nước ngoài.
Thủ tục đầu tư ra nước ngoài là những thủ tục hành chính mà nhà đầu tư phải tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, để đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động chuyển vốn ra nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài là những quy định được quan tâm từ những văn bản pháp luật đầu tiên, do nó thể hiện rõ nét sự quản lý của nhà nước và quyền lực nhà nước đối với hoạt động đầu tư này (cho phép hoặc không cho phép). Các nội dung chính cần quy định liên quan đến thủ tục đầu tư bao gồm những thủ tục sau:
(1) Thẩm quyền cấp quyết định đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư.
(2) Các dự án cần thực hiện thủ tục đầu tư.
(3) Các loại thủ tục đầu tư.
(4) Điều kiện đầu tư ra nước ngoài.
(5) Hồ sơ cần chuẩn bị và các bước trong quy trình thực hiện thủ tục đầu tư (đối với nhà đầu tư và đối với cơ quan thực thi nhiệm vụ).
– Thủ tục thay đổi, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài Khi hoạt động đầu tư ra nước ngoài, một mặt, nhà đầu tư có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư như nghĩa vụ nộp thuế, tuân thủ pháp luật nước sở tại…, mặt khác, họ còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch hoặc của nước mà họ chuyển vốn đi từ đó. Pháp luật về đầu tư ra nước ngoài chủ yếu quy định quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ở các khía cạnh:
+ Quyền đầu tư ra nước ngoài (xác định phạm vi chủ thể, lĩnh vực, điều kiện đầu tư ra nước ngoài, các tài sản được chuyển ra nước ngoài…).
+ Nghĩa vụ thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài (đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động chuyển vốn ra nước ngoài, điều chỉnh dự án đầu tư và là tiền đề cho sự lý nhà nước đối với hoạt động này).
– Nghĩa vụ đảm bảo hiệu quả của các nguồn lực đầu tư (Nghĩa vụ
+ Quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài: Quản lý nhà nước đối với đầu tư ra nước ngoài là một hoạt động phức tạp, do việc nhà đầu tiến hành đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ của một quốc gia khác, trong khi nhà nước cần quản lý dòng tiền mang ra nước ngoài của nhà đầu tư trên nguyên tắc đúng mục đích, hiệu quả và gia tăng sức mạnh tài chính, tăng vị thế của cả nhà đầu tư và nhà nước.