Trong quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng cần phải tuân thủ ít nhất bốn nguyên tắc để đảm bảo cho việc quản lý đúng quy định và đảm bảo trong quá trình xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Quy hoạch xây dựng là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ta có thể xác định được quy hoạch xây dựng là hoạt động bao gồm:
– Tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù;
– Tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;
– Tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng,
– Đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo đó thì quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
Hiện nay có các loại quy hoạch xây dựng như là:
– Quy hoạch xây dựng khu chức năng : Theo đó, loại quy hoạch này gồm quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng. Đặc điểm của quy hoạch này là tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi một khu chức năng theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, và quy hoạch xây dựng vùng huyện: Theo đó, loại quy hoạch này tổ chức hệ thống đô thị, và tổ chức hẹ thống nông thôn, hay các khu chức năng và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, và hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của liên huyện, một huyện trong tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ theo quy định
– Quy hoạch nông thôn: Loại quy hoạch này gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của quy hoạch nông thôn là tổ chức không gian, và tổ chức sử dụng đất, với hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn.
Tóm lại, quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng và gồm 3 loại đó là Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, và quy hoạch xây dựng vùng huyện, Quy hoạch xây dựng khu chức năng, Quy hoạch nông thôn cả. Các loại quy hoạch xây dựng đều phải thực hiện theo các quy định về trình tự và thủ tục quy hoạch xây dựng theo quy định
2. Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng:
Theo quy định của pháp luật việc quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng phải đảm bảo theo các nguyên tắc sau đây:
Một là, việc đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Hai là, địa điểm được giới thiệu để đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy mô, tính chất đầu tư, tiết kiệm diện tích đất xây dựng; không làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường của vùng, khu chức năng và khu vực nông thôn.
Ba là, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khi có yêu cầu.
Bốn là, việc quản lý đầu tư xây dựng phải căn cứ vào quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng trong quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng cần phải tuân thủ ít nhất bốn nguyên tắc để đảm bảo cho việc quản lý đúng quy định và đảm bảo trong quá trình xây dựng.
3. Quy định của pháp luật về thực hiện quy hoạch xây dựng:
3.1. Quy định về nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng phải đảm bảo:
Thứ nhất, phải có đề xuất mô hình quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch.
Thứ hai, phải có các danh mục, trình tự triển khai lập các quy hoạch xây dựng từng cấp độ theo kế hoạch 10 năm, 5 năm và hàng năm; danh mục và thứ tự đầu tư các dự án hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở các giai đoạn quy hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm
Thứ ba, các đề xuất các cơ chế chính sách xác định nguồn lực theo kế hoạch và khả năng huy động nguồn lực để thực hiện theo kế hoạch hàng năm thuộc giai đoạn ngắn hạn.
Thứ tư, phải có dự kiến nhu cầu vốn cho công tác thực hiện quy hoạch xây dựng hàng năm
Tóm lại, có ít nhất bốn nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng. Đây đều là những nội dung cơ bản và quan trọng. Việc phải có đề xuất mô hình quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch hay các danh mục, trình tự triển khai lập các quy hoạch xây dựng từng cấp độ và hay các danh mục, trình tự triển khai lập các quy hoạch xây dựng từng cấp độ cũng như có dự kiến nhu cầu vốn cho công tác thực hiện quy hoạch xây dựng là những vấn đề hết sức cần thiết phải giải quyết trong kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
3.2. Quy định về tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng:
Việc tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng phải đảm bảo các nội dung sau đây:
Thứ nhất, Kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng phải xác định thời gian thực hiện quy hoạch đối với từng khu vực cụ thể trên cơ sở phù hợp với mục tiêu quy hoạch xây dựng và nguồn lực thực hiện quy hoạch xây dựng.
Thứ hai, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, nông thôn, khu chức năng thuộc địa bàn mình quản lý theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
Thứ ba, bộ Xây dựng chủ trì lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh thuộc trách nhiệm mình tổ chức lập; chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ tư, các đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được lập kế hoạch để thực hiện quy hoạch.
Thứ năm, bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối nguồn vốn cho các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp vùng phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước
Thứ sáu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng đối với các đồ án thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong ranh giới hành chính do mình quản lý.
Thứ bảy,ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng đối với các đồ án thuộc thẩm quyền của mình phê duyệt.
Như vậy, từ lập luận và phân tích nêu trên có thể thấy rằng trong việc tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng nêu cao vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Các cơ quan này có trách nhiệm lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật. Các kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng đó phải xác định thời gian thực hiện quy hoạch đối với từng khu vực cụ thể.
3.3. Quy định về rà soát quy hoạch xây dựng:
Việc rà soát quy hoạch xây dựng cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, hồ sơ báo cáo rà soát quy hoạch xây dựng gồm: Văn bản báo cáo, bản vẽ in màu tỷ lệ thích hợp, các văn bản pháp lý có liên quan.
Thứ hai, phải rà soát tình hình lập, triển khai các quy hoạch có liên quan, các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được duyệt và kế hoạch thực hiện quy hoạch.
Thứ ba, rà soát quy hoạch xây dựng nhằm kiểm soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt và là một trong những căn cứ để quyết định việc điều chỉnh quy hoạch.
Thứ tư, phải đánh giá các mục tiêu đã thực hiện, các tác động, hiệu quả của việc thực hiện theo quy hoạch được duyệt.
Thứ năm, phải phân tích những yếu tố mới trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội tại khu vực lập quy hoạch.
Tóm lại, có thể nói rằng việc rà soát quy hoạch xây dựng là một khâu hết sức quan trọng trong cả quá trình quy hoạch xây dựng. Nó giúp kiểm soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt và là một trong những căn cứ để quyết định việc điều chỉnh quy hoạch.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật xây dựng 2020