Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ pháp luật là cơ sở để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cá nhân trong giao lưu dân sự quốc tế góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia.
Các quan hệ pháp luật trong xã hội đều có những nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh để đảm bảo việc quản lý và vận hành các quan hệ này tuân theo quy định của các quy phạm pháp luật, giúp cho hệ thống pháp luật có thể kịp thời điều chỉnh theo những biến thiên của quan hệ pháp luật, trong đó quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài không phải là một ngoại lệ.
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng, ngoài việc phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia, pháp
– Tôn trọng và bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng phù hợp với pháp luật quốc gia theo chỉ dẫn của quy phạm xung đột và điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên.
– Dành cho người nước ngoài chế độ đãi ngộ quốc dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói chung và quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng.
– Không áp dụng pháp luật nước ngoài theo chỉ dẫn của quy phạm xung đột, nếu xét thấy hậu quả áp dụng pháp luật nước ngoài trái với trật tự công cộng hay các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia của mình.
Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng nêu trên hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế hiện đại và sẽ là cơ sở để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cá nhân trong giao lưu dân sự quốc tế góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia.
2. Phương pháp điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Về mặt lý luận cũng như trên thực tế, hiện nay có hai phương pháp điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Đó là phương pháp thực chất (áp dụng quy phạm thực chất thống nhất) và phương pháp xung đột phương pháp áp dụng quy phạm xung đột).
Hiện nay, trên thế giới chưa có quy phạm thực chất thống nhất điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng nên trong lĩnh vực này hiện chỉ có phương pháp áp dụng quy phạm xung đột. Và như vậy, các vấn đề cụ thể về ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được giải quyết theo pháp luật quốc gia được quy phạm xung đột chỉ dẫn áp dụng.
Các quy phạm xung đột hướng dẫn chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm quy phạm xung đột do quốc gia tự xây dựng và quy phạm xung đột thống nhất do các quốc gia thỏa thuận xây dựng bằng cách ký kết các Điều ước quốc tế để cùng áp dụng. Tuy nhiên, quy phạm xung đột do quốc gia tự xây dựng là chủ yếu. Hiện nay, các nước trên thế giới áp dụng các quy phạm xung đột chủ yếu sau đây để hướng dẫn chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Quy phạm xung đột quy định áp dụng luật theo quốc tịch của đương sự. Đây là quy phạm chủ yếu và được áp dụng rộng rãi trên thế giới để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng được quy định trong pháp luật dân sự của nhiều nước trên thế giới và cả trong Công ước La Haye về tư pháp quốc tế năm 1902, công ước Bustamante năm 1928 và nhiều điều ước quốc tế song phương về tương trợ tư pháp.
Quy phạm xung đột quy định áp dụng luật theo nơi cư trú của đương sự. Quy phạm này được áp dụng trong những trường hợp không áp dụng luật theo quốc tịch của đương sự mà pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế quy định. Ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và một số nước Nam Mỹ quy phạm này còn là quy phạm chủ yếu được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng.
Quy phạm xung đột quy định áp dụng luật theo nơi có tài sản của vợ chồng. Quy phạm này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực sở hữu, thừa kế bất động sản vv… có yếu tố nước ngoài nhưng trong một số trường hợp cũng được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng.
Quy phạm xung đột quy định áp dụng luật theo nơi
Việc áp dụng quy phạm xung đột nào cụ thể do từng quốc gia tự quy định trong pháp luật quốc gia hoặc thỏa thuận với nhau để quy định trong Điều ước quốc tế. Ví dụ, theo Điều 17 Bộ luật Dân sự Đức, việc ly hôn được giải quyết theo luật của nước người chồng mang quốc tịch khi xin ly hôn, và cho phép dẫn chiếu ngược trở lại hoặc dẫn viếu đến luật của nước thứ ba. Đồng thời còn quy định chỉ cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết việc ly hôn khi nội dung của nó phù hợp với điều kiện ly hôn mà pháp luật của Đức quy định.
Theo quy định của các nước Đông Âu, vấn đề ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước mà vợ chồng mang quốc tịch lúc xin ly hôn (Điều 21 Luật Tư pháp quốc tế của cộng hòa Séc, Điều 17 Luật Tư pháp quốc tế của cộng hòa Ba Lan, Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình của Bungary…). Trường hợp vợ chồng có quốc tịch khác nhau lúc xin ly hôn thì áp dụng luật nơi chung sống của vợ chồng (theo pháp luật Ba Lan) hoặc luật của nước có tòa án giải quyết việc ly hôn (theo pháp luật của cộng hòa Séc)v.v…
Việc áp dụng luật nơi cư trú của vợ chồng cũng được nhiều nước quy định. Ví dụ, theo pháp luật của Pháp, việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật nơi cư trú chung của hai vợ chồng, trường hợp vợ chồng không có nới thường trú chung thì áp dụng pháp luật của nước mà vợ chồng mang quốc tịch. Tòa án Pháp cũng vẫn công nhận một số trường hợp việc ly hôn được giải quyết trên cơ sở pháp luật nước ngoài mặc dù điều kiện ly hôn không được pháp luật của pháp quy định.
Việc áp dụng luật của nước mà tòa án giải quyết việc ly hôn là thực tiễn phổ biến ở các nước như Anh, Hoa Kỳ, Singapore, Thụy Sỹ và Trung Quốc….
Như vậy, việc xác định thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết vấn đề ly hôn cũng đồng thời là xác định luật áp dụng cho bản thân việc ly hôn. Ở các nước này, thẩm quyền của tòa án thường được xác định theo nơi cư trú của đương sự (theo quy định của nước Anh, là nơi cư trú của người chồng), mặc dù, về nội dung, khái niệm nơi cư trú ở các nước không hoàn toàn giống nhau.