Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Nội dung, ngoại lệ của nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc này.
Trong hội nhập quốc tế hiện nay thì mâu thuẫn giữa các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao, kinh tế chính trị, an ninh quốc phòng, môi trường, an ninh xã hội… có những quan điểm trái ngược nhau, không thỏa thuận thống nhất được về mặt lợi ích dẫn dến xung đột về quyền và lợi ích dẫn đến việc sinh ra các mâu thuẫn tranh chấp không đáng có gây ảnh hưởng ít nhiều nên quan hệ hòa hảo với các quốc gia nếu không giải quyết được có thể xảy ra bạo lực và gây ra chiến tranh gây ảnh hưởng đến sự an toàn của thế giới nên có một nguyên tắc hòa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế mà các bên phải tuân theo.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Theo quy định của Luật quốc tế thì trong hiến chương liên hợp quốc có đưa ra khái niệm nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế thì khi các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hoà bình của thế giới và an ninh quốc tế, trước hết, các bên đang có tranh chấp phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình. Do đó, hội đồng bảo an trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, nếu thấy cần thiết, sẽ yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp của họ bằng các biện pháp hòa bình khi có tranh chấp xảy ra.
Theo quy định của Luật quốc tế thì trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì hội đồng bảo an có thẩm quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể xảy ra dẫn đến sự bất hoà quốc tế hoặc gây ra tranh chấp, xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế hay không nhằm tránh các cuộc tranh chấp kéo dài và các quốc gia tự giải quyết theo con đường bạo lực. Thông thường thì mọi thành viên của liên hợp quốc đều có thể lưu ý Hội đồng bảo an hoặc Đại hội đồng đến một vụ tranh chấp hay một tình thế có tính chất giải quyết các tranh chấp bằng nguyên tắc hòa bình.
Khi một quốc gia là thành viên của liên hợp quốc với một quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc có thể lưu ý Hội đồng bảo an hoặc Đại hội đồng đến mọi tranh chấp mà trong đó họ là đương sự, miễn là quốc gia này thừa nhận trước những nghĩa vụ giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp như Hiến chương Liên hợp quốc quy định, để kết thúc vụ tranh chấp đó và Đại hội đồng sẽ giải quyết những việc mà Đại hội đồng lưu ý tới, và phải tuân theo những quy định tại hiến chương liên hợp quốc. Trong bất kỳ giai đoạn nào của vụ tranh chấp hoặc của tình thế tương tự, Hội đồng bảo an có thẩm quyền kiến nghị những thủ tục hoặc những phương thức giải quyết thích đáng;
Theo quy định của hiến chương liên hợp quốc thì trong phạm vi của mình thì hội đồng bảo an chú trọng mọi thủ tục do các bên đương sự đã áp dụng để giải quyết tranh chấp ấy.
Thông thường khi các bên đưa ra kiến nghị trên cơ sở điều này, Hội đồng bảo an phải lưu ý đối với những tranh chấp có tính chất pháp lý, thông thường, các đương sự phải đưa các tranh chấp ấy ra toà án Quốc tế theo đúng quy chế của toà án.
Nếu các bên khi có tranh chấp mà các bên không giải quyết vụ tranh chấp này bằng những phương pháp ghi trong điều đó, thì các đương sự đó sẽ đưa vụ tranh chấp ấy ra Hội đồng bảo an. Nếu Hội đồng bảo an nhận sự kéo dài các vụ tranh chấp ấy, trên thực tế, có thể đe dọa hoà bình và an ninh quốc tế thì Hội đồng bảo an quyết định xem có nên hành động theo hiến chương liên hợp quốc hay không, hoặc kiến nghị các điều kiện giải quyết tranh chấp mà Hội đồng bảo an cho là hợp lý.
Hội đồng bảo an có thẩm quyền đưa ra những kiến nghị mà không làm tổn hại đến nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình nhằm giải quyết hoà bình mọi vụ tranh chấp cho các bên đương sự trong các vụ tranh chấp đó nếu họ yêu cầu.
Mục đích của bản hiến chương liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và để đạt được mục đích đó thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế mà các quốc gia đó là thành viên hoặc tự nguyện áp dụng các quy định của pháp luật.
Để các quốc gia có sự phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới tránh các trường hợp
Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo. Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục đích chung nói trên.
2. Sự hình thành nguyên tắc
Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc này gắn liền với sự hình thành và phát triển của nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực và dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và là hệ quả tất yếu của nguyên tắc này.
– Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn phát sinh từ các mối quan hệ giữa các quốc gia. Đó là hoàn cảnh cụ thể mà trong đó các chủ thể luật quốc tế có những quan điểm trái ngược hoặc mâu xung đột, mâu thuẫn.” không thống nhất được về quyền và lợi ích “thuẫn nhau
– Trong hệ thống Công ước Lahay 1899 và 1907 có Công ước về hòa bình giải quyết xung đột quốc tế, là công ước đa phương đầu tiên đề cập đến vấn đề quan trọng này. Tuy nhiên, Công ước mới chỉ đưa ra lời kêu gọi các quốc gia tự nguyện thực hiện các biện pháp trung gian, hòa giải trước khi dùng vũ lực.
– Quy chế Hội quốc liên ở mức độ nhất định đã đưa ra quyền của các quốc gia dùng chiến tranh như là phương tiện giải quyết tranh chấp, lần đầu tiên đã xác định nghĩa vụ của các quốc gia giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hoà bình như giải quy định này không mang”quyết ở
– Liên hợp quốc cùng với bản Hiến chương của mình lần đầu tiên đã nâng vấn đề giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế lên thành nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia. Khoản 3 điều 2 Hiến chương ghi nhận “Hội viên Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng phương pháp hòa bình, làm thế nào khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như đến công lý”.
3. Nội dung nguyên tắc
* Thế nào là ” tranh chấp quốc tế”? luật quốc tế chưa có một định nghĩa chính xác về tranh chấp quốc tế được thừa nhận rộng rãi, nhưng đa số các tác giả đều cho rằng tranh chấp quốc tế là những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế và những bất đồng về các vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế.
– Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến chương liên hợp quốc và được khẳng định rõ ràng trong Tuyên bố năm 1970, trong đó chỉ rõ “mỗi quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế của mình với các quốc gia khác bằng phương pháp hòa bình để không dẫn đến đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế và công bằng”.
* Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp: Điều 33 Hiến chương liên hợp quốc đã quy định cụ thể các biện pháp hòa bình mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn, đó là các con đường : “… đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài,
Các bên có quyền tự do lựa chọn các biện pháp phù hợp nhất, sao cho mọi tranh chấp đều được giải quyết trên cơ sở luật quốc tế và nguyên tắc công bằng. Thực tiễn cho thấy, phương pháp đàm phán là phương pháp thường xuyên được các quốc gia sử dụng để giải quyết các tranh chấp hoặc bất đồng với nhau.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Ngoại lệ của nguyên tắc
– Đây là một nguyên tắc không tồn tại bất kỳ ngoại lệ nào.
– Hội đồng bảo an Liên hợp quốc luôn phải tôn trọng biện pháp giải quyết hòa bình mà các bên lựa chọn. Trong trường hợp các bên tự lựa chọn mà vẫn không giải quyết triệt để vấn đề, hội đồng bảo an có quyền kiến nghị các bên áp dụng các biện pháp khác nhằm nhanh chóng chấm dứt những mối đe dọa.
5. Thực tiễn vận dụng nguyên tắc
Cùng với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, với việc tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, hiện nay cộng đồng quốc tế đang dần thừa nhận vai trò cũng như tính hiệu quả của các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế như: EU, Asean, liên hợp quốc…
Việc áp dụng nguyên tắc hòa bình khi có tranh chấp là hết sức quan trọng và cần thiết để duy trì sự an toàn của thế giới.