Nguyên tắc, hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp? Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước?
Hình thức đầu tư được pháp luật quy định dưới nhiều lĩnh vực khác nhau và cũng quy định đối tượng là nhà đầu tư cũng khác nhau như việc đầu tư vào dự án xây dựng, đầu tư tỏng kinh doanh thương mại. Trong đầu tư thành lập doanh nghiệp thì có thể là đầu tư bằng vốn tự có là doanh nghiệp không phải của nhà nước thì còn có đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước.
Luật sư
1. Nguyên tắc, hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp?
1.1. Khái niệm đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp?
Trong Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về vốn nhà nước tại doanh nghiệp cụ thể tại khoản 8 Điều 3 như sau:
Theo đó, việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp chính là hoạt động của Nhà nước sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước hoặc vốn từ các quỹ do Nhà nước quản lý để đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp.
1.2. Nguyên tắc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
Tại Điều 5 của Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 đã nêu rõ nguyên tắc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm:
+ Đầu tư vào doanh nghiệp bằng vốn nhà nước thì trước tiên cần tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
+ Xém xét việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư buộc phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành.
+ Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp với mục đích chính đó là để hình thành và duy trì doanh nghiệp ở những khâu, công đoạn then chốt trong một số ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp theo quy định tại Điều 10 và Điều 16 của Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014.
+ Mặc dù góp vốn nhà nước vào doanh nghiệp nhưng phải tuân thủ nguyên tắc là cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hay bất cứ hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp.
+ Việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải thông qua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp hoặc người đại diện phần vốn nhà nước với mục đích để bảo đảm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, bình, đẳng, hợp tác và cạnh tranh không trái với pháp luật.
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; phòng, chống dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp.
+ Bởi lẽ là vốn của nhà nước nên việc đầu tư phải được tiến hành một cách công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp ngoài ra còn phải phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1.3. Hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp?
Tại Điều 6 của Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 đã quy định về hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp bao gồm 04 hình thức sau:
+ Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
+ Đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động.
+ Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
+. Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Thông qua những nội dung trên có thể thấy đâu tư vốn của nhà nước để thành lập doanh nghiệp đã được pháp luật quy định cụ thể bao gồm cả về nguyên tắc góp vốn, thành lập đúng lĩnh vực và cả hình thức đầu tư vốn theo các tỷ lệ khác nhau nhưng đảm bảo doanh nghiệp đó là 100% vốn của nhà nước.
2. Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước?
Đồng ý cho phép nhà nước đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp thì phải quy định rõ cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp cụ thể tại Điều 11 Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nếu:
+ Doanh nghiệp đó có tài sản hoạt động sản xuất, kinh, doanh được hình thành từ việc thực hiện dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
+ Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu là cơ quan ra quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014.
Ngoài ra còn có những trường hợp đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước quy định tại Điều 12 Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 được hướng dẫn bởi Điều 6
Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập hồ sơ đề nghị đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước gửi cơ quan tài chính cùng cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước của cấp có thẩm quyền.
Hồ sơ bao gồm:
– Bản sao Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước của cấp có thẩm quyền kèm theo Đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước. Đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp;
– Bản sao các tài liệu giải trình về nguồn vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, nguồn vốn nhà nước khác).
Cơ quan tài chính cùng cấp:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước, cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đảm bảo theo quy định để thực hiện các thủ tục đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Trường hợp hồ sơ đề nghị đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp nhà nước chưa đảm bảo nội dung theo quy định thì cơ quan tài chính phải có văn bản (nêu rõ lý do) trả lời cơ quan đại diện chủ sở hữu trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Trình tự tiến hành đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp nhà nước:
+ Thứ nhất, đối với doanh nghiệp nhà nước được đầu tư thành lập mới không có dự án đầu tư xây dựng công trình hình thành tài sản cố định, căn cứ mức vốn điều lệ ghi trong Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước.
Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo hoặc nguồn vốn đầu tư từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan tài chính thực hiện cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước.
+ Thứ hai, đối với doanh nghiệp nhà nước được đầu tư thành lập mới trên cơ sở bàn giao tài sản từ dự án đầu tư xây dựng công trình đã hoàn thành, căn cứ Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước và quyết toán công trình xây dựng hoàn thành.
Khi cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu tiến hành bàn giao tài sản, xác định nguồn và mức vốn nhà nước đã đầu tư của dự án công trình bàn giao cho doanh nghiệp nhà nước để hoàn thành thủ tục cấp vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước.
Trường hợp quyết toán công trình đã hoàn thành nhưng chưa được cấp cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ mức vốn nhà nước ghi trong dự toán để giao cho doanh nghiệp nhà nước hạch toán; sau khi quyết toán công trình đã hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp nhà nước tiến hành điều chỉnh phần chênh lệch giữa mức vốn nhà nước đã hạch toán và mức vốn nhà nước đã được phê duyệt.
+ Thứ ba, đối với doanh nghiệp nhà nước thành lập mới để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước, việc cấp vốn nhà nước để thanh toán và quyết toán vốn nhà nước đầu tư.
Trường hợp mức vốn điều lệ thực tế thấp hơn mức vốn điều lệ đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện điều chỉnh lại mức vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng mức vốn thực góp theo quy định của
Thông qua nội dung trình bày trên thì có thể thấy được việc đầu tư vốn nahf nước vào để thành lập doanh nghiệp chỉ hợp pháp khi đáp ứng đủ các nguyên tắc và hình thức thực hiện góp vốn, đảm bảo không trái vớ quy định. Từ đó, có thể thực hiện thành lập doanh nghiệp nhà nước theo trình tự như nội dung trên.