Quy định về thừa kế trong tư pháp quốc tế? Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Việt Nam?
Pháp luật dân sự về thừa kế sẽ giải quyết các quan hệ thừa kế phát sinh, kể cả quan hệ thừa kế trong nước và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Bộ Luật dân sự quy định cụ thể các nguyên tắc giải quyết khi có các xung đột xảy ra về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Vậy quy định cụ thể về nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Việt Nam như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan về nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư
1. Quy định về thừa kế trong tư pháp quốc tế?
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Thừa kế trong tư pháp quốc tế là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, được điều chỉnh theo các nguyên tắc và các quy phạm của tư pháp quốc tế.
Theo đó, điều đầu tiên để xác định quan hệ thừa kế tư pháp quốc tế là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Điều kiện yếu tố nước ngoài có thể được thể hiện thông qua một trong các dấu hiệu sau:
– Các bên tham gia quan hệ thừa kế (tức chủ thể quan hệ thừa kế, có thể là một bên hoặc cả hai bên) là người nước ngoài, cơ quan hoặc tổ chức, pháp nhân nước ngoài.
Cá nhân được hiểu là những chủ thể, những con người được sinh ra và lớn lên được mang các quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng độ tuổi và năng lực của bản thân. Cá nhân là một chủ thể quan trọng, một chủ thể phổ biến của các giao dịch dân sự.
Pháp nhân là một tổ chức được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự, có cơ cấu tổ chức theo quy định, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
– Đối tượng của quan hệ thừa kế là di sản ở nước ngoài. Việc di sản ở nước ngoài có thể hiểu là di sản thừa kế đang hiện diện hoặc đang tồn tại ở nước ngoài và chịu sự chi phối, đang chịu sự điều chỉnh chủ yếu của pháp luật nước sở tại. Di sản thừa kế ở nước ngoài này cũng đồng thời chịu sự chi phối, điều chỉnh của pháp luật nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế các tài sản đó.
– Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài: chẳng hạn người để lại thừa kế chết ở nước ngoài, lập di chúc ở nước ngoài, lập di chúc theo pháp luật nước ngoài.
2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Việt Nam?
Về nguyên tắc chung giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế: Nhà nước đảm bảo quyền thừa kế và bình đẳng về quyền thừa kế mọi cá nhân đều có quyền thừa kế và để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong việc thừa kế, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được pháp luật dân sự về thừa kế điều chỉnh.
Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết
Nguyên tắc này được quy định tại Khoản 1 Điều 680
Theo nguyên tắc này, thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. Đây là một quy phạm xung đột, quy phạm này điều chỉnh hệ thừa kế theo pháp luật.
Như vậy các vấn đề về thừa kế theo pháp luật như xác định hàng thừa kế, diện thừa kế, thời điểm mở thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế tài sản thừa kế đều được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó
Nguyên tắc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản được quy định tại Khoản 2 Điều 680
Việc thừa kế kể cả đối với tài sản là bất động sản đã được phân chia theo đúng quy định của pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế là công dân. Nhưng vì bất động sản là một loại tài sản đặc biệt, do đặc tính ăn liền với đất đai mà đất đai là một phần của lãnh thổ quốc gia, không thể sinh sống, vì vậy việc thực hiện quyền thừa kế với loại tài sản này sẽ có những điểm khác biệt. Các nước trên thế giới có những cách nhìn nhận và tiếp cận khác nhau về vấn để sở hữu bất động sản của người nước ngoài, theo đó có nước cho phép người nước ngoài được sở hữu bất động sản, có nước không cho phép, hoặc cũng có nước hạn chế quyền này.
Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc:
Theo Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.”
2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:
a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.”
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, việc lập di chúc phải hợp pháp thì di chúc mới được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Thừa kế theo di chúc là trường hợp nhận tài sản của người chết để lại di chúc hợp pháp. Để xem xét tính hợp pháp của di chúc thi vẫn để nội dung di chúc tức là ý chí định đoạt tài sản của người để lại di chức không được quy định, bởi đó là quyền tự do của mỗi cá nhân và pháp luật không can thiệp.
Về sâu xa, hành vi lập di chúc để định đoạt tài sản của một người là hành vi rất đặc biệt thiêng liêng, hệ trong vì vậy năng lực của cá nhân người đó đối với hành vì này cần phải được đặt trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật gắn bó nhất với họ. Hệ thống pháp luật của nước họ có quốc tịch hay hệ thống pháp luật của nước mà họ là công dân chính là hệ thống phù hợp nhất, quốc tịch vẫn luôn được coi là mối quan hệ tình cảm giữa một cá nhân với một nhà nước là vậy.
Để được coi là hợp pháp thi di chức còn phải đảm bảo có một hình thức phù hợp. Sự phù hợp đó là sự phù hợp với quy định của pháp luật. Song đây là quan hệ có yếu tố nước ngoài nên có hơn một hệ thống pháp luật có thể được áp dụng để điều chỉnh vấn để hình thức di chúc Khoản 2 Điều 681 đã đưa ra quy định. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chục được lập Hình thức của đi chúc cũng được công nhân tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây
– Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
– Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập đi chiếc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
– Nước nơi có hết động sản nêu di sản thừa kế là bất động sản.
Trong quy định trên hệ thuộc luật của nước nơi lập di chúc được ưu tiên áp dụng, tức là khi xem xét tỉnh hợp pháp về hình thức di chúc thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ còn cử trước hết vào phần lui nước nón lớp di chúc Nếu hình thức di chúc phù hợp với pháp luật đó thì di chúc hợp pháp và hình thức. Nhưng nếu căn cứ vào pháp luật nước nơi di chúc được lập thì đi chức đó không phù hợp về hình thức, trường hợp này các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét đến các hệ thống pháp luật có liên quan khác.
Như vậy thì Bộ Luật dân sự 2015 đã quy định rõ các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Việt Nam. Các trường hợp có xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Việt Nam sẽ áp dụng theo các nguyên tắc này và giải quyết theo pháp luật dân sự Việt Nam.