Cảng cạn trong quá trình đang được khai thác mà cá nhân có đề nghị đổi tên, đặt tên thì cần đặc biệt lưu tâm đến nguyên tắc đổi tên, đặt tên đã được quy định. Vậy nguyên tắc đặt tên, đổi tên cảng cạn tại Việt Nam được thể hiện với các nội dung nào?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc đặt tên, đổi tên cảng cạn tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 74/2023/NĐ-CP thì cảng cạn được hiểu là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, với vị trí quan trọng là đầu mối tổ chức vận tải mà hoạt động này gắn liền chặt chẽ với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong quá trình hoạt động nếu muốn tiến hành nguyên đặt tên đổi tên các thì phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc đã được ghi nhận tại Điều 23 Nghị định 38/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 74/2023/NĐ-CP. Nội dung liên quan đến nguyên tắc đặt tên đổi tên cảng biển được thể hiện với các nội dung như sau:
– Tổ chức khi quyết định đặt tên hoặc đổi tên cảng cạn được thực hiện theo quyết định công bố đưa vào sử dụng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cạn; đồng thời có đề nghị của người được ủy quyền;
– Liên quan đến các nội dung được ghi nhận trong tên cảng phải thể hiện bằng tiếng Việt; có thể kèm theo tên tiếng Anh bắt đầu bằng cụm từ ” Cảng cạn” và tên riêng được đặt theo địa danh nơi có cảng cạn hoặc tên riêng công trình được xây dựng;
– Cũng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này thì tổ chức khi lựa chọn đổi tên đặt tên cảng sẽ không được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Việc đặt tên, đổi tên cảng cạn mục đích là sự phân biệt đối với những cảng khác nên trong trường hợp nếu đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp, cảng cạn đã công bố trước đây hoặc không đúng với tên gọi chức năng của cảng cạn thì sẽ không được chấp nhận và bị nghiêm cấm tuyệt đối;
+ Nếu có lựa chọn sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang hoặc tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, doanh nghiệp để sử dụng làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của cảng thì cũng sẽ không được chấp nhận trừ trường hợp có sự đồng ý từ cơ quan đơn vị hoặc tổ chức đó;
+ Đặc biệt lưu ý rằng: trong quá trình sử dụng từ ngữ và ký hiệu sẽ không được sử dụng những từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử văn hóa đạo đức, trái ngược thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam để đặt tên; Với quy định nêu trên, nguyên tắc đặt tên cảng cạn cũng như đổi tên đã được thể hiện rõ, theo đó tổ chức phải thực hiện việc đặt tên hay đổi tên theo quyết định công bố đưa vào sử dụng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cát hoặc người được ủy quyền. Ngoài ra khi đặt tên càng cạn thì cũng phải đảm bảo các nội dung liên quan về mặt hình thức thể hiện bằng tiếng Việt cũng như kèm theo những ký hiệu ký tự được cho phép. Khi tiến hành đổi tên hoặc đặt tên lại phải đạt được mục đích phân biệt với các càng cạn khác; Trường hợp cố tình vi phạm thì có thể áp dụng mức xử phạt đã được quy định tại Nghị định 142/2017/NĐ-CP.
2. Hành vi tự ý đặt tên cảng cạn sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo pháp luật hiện hành thì hành vi tự ý đặt tên hoặc đổi tên cảng là một trong những hành vi vi phạm quy định được quy định tại Điều 26 Nghị định 142/2017 NĐ-CP. Tổ chức có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi tự ý đặt tên, đổi tên cảng cạn, mà tên này không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền đã công bố khi đưa vào hoạt động;
– Ngoài ra, đối với hành vi vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc thay đổi sửa chữa tên cạn đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố khi có hành vi vi phạm đã bị phát hiện. Cạnh đó tại Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì nguyên tắc xác định mức phạt tiền đã được thể hiện như sau:
Nếu có hành vi vi phạm hành chính đã nêu trên thì mức phạt tiền trên sẽ áp dụng đối với cá nhân, còn trong trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính mà tổ chức là đối tượng thực hiện thì sẽ chịu mức phạt gấp hai lần đối với cá nhân.
Như nội dung đã trình bày, thì tổ chức tự ý đặt tên cảng cát hoặc đổi tên cảng cạn không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố có thể xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền lên đến 60 triệu đồng và đến 100 triệu đồng; còn cá nhân nếu có hành vi vi phạm thì sẽ áp dụng với mức phạt là từ 30 triệu đồng đến 50 triệu; đồng thời, cá nhân tổ chức khi vi phạm còn bị buộc thay đổi sửa chữa tên cảng cạn đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền đã công bố.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền trong việc xử phạt hành vi tự ý đặt tên đổi tên cảnh cạn tại Việt Nam không?
Hiện nay về thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực hàng hải đã được ghi nhận cụ thể tại Nghị định 142/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Đối với hành vi vi phạm liên quan đến đặt tên, đổi tên cảng cạn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được trao thẩm quyền trong việc áp dụng hình thức và cảnh cáo; hoặc áp dụng mức phạt tiền với mức tối đa lên đến 100 triệu đồng; Đồng thời có thể tiến hành tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm; Ngoài ra tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và những tang vật phương tiện này hỗ trợ trực tiếp cho quá trình thực hiện hành vi vi phạm; Một điểm sửa đổi bổ sung đã được ghi nhận trong Nghị định 123/2021/NĐ-CP đối với việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, đó là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định tại điểm a điểm b và điểm c khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020, cùng với đó là các biện pháp khắc phục hậu quả khác quyết định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Như vậy, tổ chức tự ý đặt tên cảng cạn hoặc đổi tên cảng cạn không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng nên Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành vi này.
4. Thủ tục đổi tên cảng cạn:
Cá nhân, tổ chức khi tiến hành đổi tên cảng cát thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 38/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 74/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác cảng cạn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ bao gồm một tờ khai theo Mẫu số 06 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo nghị định này. Chuẩn bị đầy đủ nội dung trong Mẫu số 06 thì sẽ tiến hành gửi trực tiếp hoặc gửi thông qua hệ thống bưu chính bỏ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Cục hàng hải Việt Nam;
– Khi tiếp nhận được yêu cầu đổi tên cảng cạn, Cục hàng hải Việt Nam sẽ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các nội dung trong hồ sơ nếu chưa hợp lệ hoặc tên cảng cạn chưa phù hợp thì trong thời gian 2 ngày làm việc sẽ có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư vào người khai thác cám cạn hoàn thiện hồ sơ cho phù hợp;
– Còn trong trường hợp nhận được hồ sơ đã hợp lệ thì trong thời hạn 3 ngày làm việc Cục Hàng hải Việt Nam sẽ ra quyết định đổi tên cảng cạn nếu không có chấp thuận về vấn đề yêu cầu đổi tên sẽ phải trả lời bằng văn bản cho người đề nghị và nêu rõ được lý do;
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định 74/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng