Nguyên tắc của bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật? Các hình thức bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật? Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội?
Bảo trợ xã hội là tổng thể các biện pháp, các chính sách mà Nhà nước và cộng đồng xã hội thừa nhận và tuân thủ nhằm bảo vệ tối đa nhất quyền lợi cho người khuyết tật, cũng như đảm bảo quyền lợi về an sinh xã hội, hỗ trợ kinh tế cũng như một số vấn đề cho người khuyết tật. Vậy nội dung nguyên tắc là gì? Và được thể hiện trong văn bản pháp luật như thế nào?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc của bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật
Bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật là tổng thể các cơ chế, chính sách, giải pháp của Nhà nước và cộng đồng xã hội nhằm trợ giúp và bảo vệ cho người khuyết tật, trước hết và chủ yếu là những khoản trợ cấp, hỗ trợ và các chi phí khác nhằm giúp cho đối tượng ổn định cuộc sống.
Thứ nhất, nguyên tắc người khuyết tật có quyền được hưởng bảo trợ xã hội không có sự phân biệt theo tiêu chí nào.
“Người tàn tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”.
Thứ hai, nguyên tắc mức trợ cấp bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật không phụ thuộc vào sự đóng góp, thu nhập hoặc mức sống của họ mà chủ yếu vào mức độ khuyết tật và nhu cầu thực tế của đối tượng. Tức là mức hưởng trợ cấp phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của từng đối tượng, mức độ khuyết tật mà không tính đến sự đóng hóp của đối tượng được thụ hưởng.
Thứ ba, nguyên tắc thực hiện bảo trợ xã hội cân đối giữa nhu cầu thực tế của người khuyết tật và phù hợp với khả năng đáp ứng của điều kiện kinh tế xã hội. Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật. Tính chất của trợ cấp xã hội mang tính linh hoạt, đa dạng phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, phụ thuộc vào sự ủng hộ và quyên góp của cộng đồng.
Thứ tư, nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật, phát huy khả năng vươn lên hòa nhập với cộng đồng.
2. Các hình thức bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật
- Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.
– Đối tượng được trợ cấp xã hội hàng tháng:
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
+ Người khuyết tật nặng.
– Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.
+ Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
+ Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
- Nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ quan bảo trợ xã hội.
– Đối tượng áp dụng: người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
– Các cơ sở bảo trợ xã hội được cấp các loại kinh phí nuôi dưỡng, bao gồm:
+ Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;
+ Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
+ Mua thẻ bảo hiểm y tế;
+ Mua thuốc chữa bệnh thông thường;
+ Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
+ Mai táng khi chết;
+ Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.
- Chế độ mai táng phí.
– Đối tượng nhận: Gia đình, cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức mai táng cho người khuyết tật làm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động cho cơ sở chăm sóc người khuyết tật công lập.
- Cơ sở chăm sóc người khuyết tật.
– Là cơ sở nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật.
– Gồm:
+ Cơ sở bảo trợ xã hội;
+ Cơ sở dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật;
+ Trung tâm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập;
+ Cơ sở chăm sóc người khuyết tật khác.
Hằng năm, Nhà nước bố trí nguồn ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ về người khuyết tật. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa và giảm thiểu các nguy cơ về khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật, suy giảm khả năng lao động. Bên cạnh chính sách bảo trợ xã hội; Nhà nước tạo điều kiện trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.
Việc lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội được Nhà nước quan tâm, chú ý. Các doanh nghiệp Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân tư nhân ngoài xã hội, nếu có các dự án phát triển xã hội cũng sẽ được hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển. Thêm vào đó, tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.
Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật; Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật; Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động; Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật; Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan là những hoạt động mà Nhà nước đã, đang và sẽ thực hiện tiếp tục trong thời gian tới để hỗ trợ tối ưu nhất và để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người khuyết tật.
3. Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội
- Thứ nhất, chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện công bằng, công khai, kịp thời theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, nơi sinh sống.
- Thứ hai, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
- Thứ ba, khuyến khích cơ quan, tổ chức và cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ đối tượng bảo trợ xã hội.
Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội hàng tháng thường xuyên như sau:
1. Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là mức chuẩn trợ giúp xã hội) là 270.000 đồng.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức trợ cấp nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng và các mức trợ giúp xã hội khác.
3. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) được quyết định mức trợ cấp xã hội, mức trợ cấp nuôi dưỡng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng và các mức trợ giúp xã hội khác cao hơn các mức tương ứng quy định tại Nghị định này.
Đối với trường hợp trợ giúp xã hội đột xuất, mức trợ giúp và cách thức trợ giúp là có sự linh động và khác so với trường hợp trợ cấp xã hội hàng tháng. Cụ thể là hỗ trợ các vấn đề sau:
- Hỗ trợ lương thực:
+ Hỗ trợ 15 kg gạo/người đối với tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong dịp Tết Âm lịch.
+ Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian không quá 03 tháng cho mỗi đợt trợ giúp đối với tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong và sau thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác.
- Hỗ trợ người bị thương nặng:
+ Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội hàng tháng.
+ Trường hợp người bị thương nặng ngoài nơi cư trú quy định tại Khoản 1 Điều này mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ theo mức quy định trợ giúp xã hội hàng tháng.
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
- Hỗ trợ chi phí mai táng:
+ Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định theo mức trợ cấp xã hội hàng tháng.
+. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết trong trường hợp quy định trên đây không phải tại địa bàn cấp xã nơi cư trú của người đó thì được hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, nhưng không quá 30 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại mức trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Hỗ trợ làm nhà ở, chi phí sửa chữa nhà ở:
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.
+ Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối đa không quá 15.000.000 đồng/hộ.
- Hỗ trợ khẩn cấp trẻ em khi cha mẹ bị chết, bị mất tích cho thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác:
+ Trẻ em có cả cha và mẹ chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ theo quy định về: tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế; chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
Kết luận: Bảo trợ xã hội là một trong những cách thức mà Nhà nước đã và đang áp dụng để đảm bảo và hỗ trợ người khuyết tật được công nhận và tôn trọng quyền như những người bình thường khác, hạn chế nhất về vấn đề phân biệt đối xử và cách rào cản liên quan đến các vấn đề khuyết tật của người khuyết tật.