Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, hướng tới mục tiêu nâng cao trình độ năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, đảm bảo tính dân chủ trong nội bộ Đảng, giữ vững kỷ cương và kỉ luật của Đảng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì nguyên tắc, chế độ và phạm vi giám sát trong Đảng được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về nguyên tắc giám sát trong Đảng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Quy định 86-QĐ/TW 2017 giám sát trong Đảng, có quy định cụ thể về nguyên tắc giám sát trong Đảng. Theo đó:
-
Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ chính trị, Ban bí thư, Các cấp ủy Đảng là các cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức trực tiếp thực hiện công tác giám sát theo quy định cụ thể của Điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam và các quy định khác của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
-
Các cấp ủy, tổ chức Đảng cấp trên cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ giám sát tổ chức Đảng cấp dưới và các Đảng viên trực thuộc. Đảng viên cần phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ giám sát theo sự phân công của tổ chức Đảng có thẩm quyền;
-
Các tổ chức Đảng và các Đảng viên chịu sự giám sát trực tiếp của đảng Cộng sản Việt Nam;
-
Việc giám sát bắt buộc phải tiến hành chủ động, kịp thời, được thực hiện dựa trên nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch, vô tư, đúng nguyên tắc, phương pháp, quy trình, thủ tục, thẩm quyền theo quy định cụ thể của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo đó thì có thể nói, các cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giám sát theo nội dung trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan bao gồm:
-
Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
-
Bộ Chính trị;
-
Ban Bí thư;
-
Các cấp Ủy đảng.
Đồng thời, cấp ủy và tổ chức Đảng cấp trên cần phải có trách nhiệm trực tiếp giám sát tổ chức Đảng cấp dưới và giám sát đảng viên. Đảng viên thực hiện nghĩa vụ giám sát theo sự phân công của các tổ chức Đảng có thẩm quyền. Trong quá trình giám sát, cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc như: Chủ động, kịp thời, dân chủ, khách quan, công bằng, vô tư, đúng nguyên tắc, đúng phương pháp, đúng trình tự thủ tục, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về chế độ giám sát trong Đảng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Quy định 86-QĐ/TW 2017 giám sát trong Đảng, có quy định cụ thể về chế độ giám sát trong Đảng. Theo đó:
(1) Các chủ thể giám sát theo chức năng, theo nhiệm vụ, theo quyền hạn thực hiện chế độ giám sát như sau:
+ Lãnh đạo và chỉ đạo công tác giám sát trong Đảng;
+ Xây dựng phương hướng, xây dựng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch giám sát đối với các tổ chức Đảng cấp dưới và đối với Đảng viên;
+ Hướng dẫn thực hiện công tác giám sát, tổ chức thực hiện công tác giám sát thường xuyên, giám sát theo chương trình, giám sát theo kế hoạch;
+ Theo dõi đối tượng, đôn đốc đối tượng giám sát để thực hiện thông báo kết quả giám sát;
+ Kiểm tra kết quả, sơ kết, tổng kết, tuyên truyền việc thực hiện công tác giám sát một cách rộng rãi và phổ biến.
(2) Các tổ chức Đảng, các Đảng viên được xác định là đối tượng giám sát cần phải chấp hành đầy đủ, chấp hành nghiêm chỉnh việc giám sát của chủ thể giám sát.
Theo đó thì có thể nói, các chủ thể giám sát theo chức năng, theo nhiệm vụ, theo quyền hạn thực hiện chế độ giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy định 86-QĐ/TW 2017 giám sát trong Đảng. Đồng thời, các tổ chức Đảng và các Đảng viên được xác định là đối tượng giám sát bắt buộc phải chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh việc giám sát của các chủ thể có thẩm quyền giám sát. Mọi hành vi vi phạm đều sẽ bị xử lý kỷ luật theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Quy định về phạm vi giám sát trong Đảng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Quy định 86-QĐ/TW 2017 giám sát trong Đảng, có quy định về phạm vi giám sát của các tổ chức Đảng. Theo đó:
-
Đảng ủy bộ phận, ban thường vụ Đảng ủy cấp cơ sở, Đảng ủy cấp cơ sở trở lên có trách nhiệm giám sát các đối tượng và nội dung thuộc thẩm quyền, phạm vi lãnh đạo, phạm vi quản lý của mình;
-
Ủy ban kiểm tra các cấp có thẩm quyền giám sát đối với các đối tượng, nội dung thuộc phạm vi lãnh đạo và thuộc phạm vi quản lý của Cấp ủy cung cấp;
-
Các ban của cấp ủy, văn phòng cấp ủy, hay còn được gọi là các cơ quan tham mưu và giúp việc cho cấp ủy có thẩm quyền giám sát đối với các đối tượng, các nội dung thuộc phạm vi lĩnh vực mà mình phụ trách;
-
Chi bộ có thẩm quyền giám sát đối với Đảng viên, và nội dung giám sát hoàn toàn phụ thuộc vào phạm vi lãnh đạo của chi bộ.
Theo đó thì có thể nói, phạm vi giám sát của các tổ chức Đảng được xác định hoàn toàn khác nhau, tùy thuộc vào từng bộ phận khác nhau. Trong đó, Đảng ủy và ban thường vụ Đảng ủy cấp cơ sở/Đảng ủy cơ sở cấp trên là bộ phận có thẩm quyền giám sát đối với các đối tượng và nội dung thuộc phạm vi lãnh đạo, phạm vi quản lý của mình. Ủy ban kiểm tra các cấp là bộ phận có thẩm quyền giám sát đối với các đối tượng và nội dung thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp ủy cung cấp. Các ban của cấp ủy/Văn phòng cấp ủy là bộ phận có thẩm quyền giám sát đối với các đối tượng và nội dung thuộc phạm vi lĩnh vực phụ trách của mình. Và chi bộ là bộ phận có thẩm quyền giám sát đối với các Đảng viên, nội dung giám sát của chi bộ hoàn toàn phụ thuộc vào phạm vi lãnh đạo của chi bộ đó.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Quy định 86-QĐ/TW 2017 giám sát trong Đảng, có quy định về mục đích giám sát trong Đảng. Bao gồm:
-
Giám sát hướng tới mục đích chủ động nắm bắt tình hình, chủ động đánh giá đúng hoạt động của các tổ chức Đảng, Đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo và phạm vi quản lý, từ đó đề ra các chủ trương biện pháp lãnh đạo sao cho phù hợp, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện đúng chức năng/nhiệm vụ được giao, góp phần sửa đổi bổ sung quy định trong điều lệ Đảng cũng như quy định của pháp luật nhà nước sao cho phù hợp với thực tiễn;
-
Giám sát trong Đảng hướng tới mục tiêu phát huy ưu điểm, hạn chế tối đa nhược điểm, phát hiện hạn chế và thiếu sót, khuyết điểm, nguyên nhân của khuyết điểm, để từ đó kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa và khắc phục sao cho phù hợp. Hướng tới mục tiêu cảnh báo các khuyết điểm, phòng ngừa và ngăn chặn khuyết điểm, ngăn chặn hành vi vi phạm của các tổ chức Đảng, hành vi vi phạm của Đảng viên từ khi còn manh nha;
-
Giám sát trong Đảng hướng tới mục tiêu góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, nâng cao sức chiến đấu bền bỉ của Đảng, giữ vững kỷ cương kỉ luật, xây dựng sự đoàn kết và thống nhất trong nội bộ Đảng Cộng sản, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng đạo đức chính trị, suy thoái về lối sống tư cách của các Đảng viên, nạn quan liêu/tham nhũng, chống lãng phí và các tiêu cực trong nội bộ Đảng.
THAM KHẢO THÊM: