Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp? Nội dung lập quy hoạch lâm nghiệp?
Vấn đề lập quy hoạch là vấn đề không chỉ đặt ra cho riêng một ngành nào, vì đây là vấn đề cần thiết mà hầu hết các ngành và lĩnh vực cần thực hiện, trong đó phải kể tới việc lập quy hoạch lâm nghiệp quốc gia. Để phát triển rừng bền vững và kết hợp phát triển rừng và các yếu tố liên quan khác. Vậy để hiểu thêm về Nguyên tắc, căn cứ lập, nội dung của quy hoạch lâm nghiệp được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm các thông tin chi tiết nhé.
Cơ sở pháp lý: Luật Lâm Nghiệp 2017.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10. Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp Luật Lâm nghiệp 2017 quy định cụ thể như sau:
“1. Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học;
b) Bảo đảm quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và giá trị văn hóa, lịch sử; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân;
c) Rừng tự nhiên phải được đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;
d) Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; bảo đảm công khai, minh bạch và bình đẳng giới;
đ) Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải phù hợp với nội dung quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.
2. Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ căn cứ của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia;
b) Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, nguồn lực của cả nước hoặc địa phương”.
Như vậy căn cứ theo quy định này ta thấy pháp luật quy định rất cụ thể và rõ ràng đối với các nguyên tắc lập quy hoạch lâm nghiệ cũng như việc xác định các căn cứ để tiến hành lập quy hoạch lâm nghiệp, như đã biết thì các cơ quan lập quy hoạch lâm nghiệp phải lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Theo đó đối với các tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp phải có tư cách pháp nhân và đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của Chính phủ.
Một trong những nguyên tắc rất có ý nghĩa của việc lập quy hoạch vì thông qua nguyên tắc và căn cứ lập quy hoạch sẽ quyết định việc lập quy hoạch như thế nào và xác định quy hoạch hợp lý và hài hòa từ đó để phát triển rừng và nhằm mục đích nhằm tuân thủ các quy định của Luật Quy hoạch, Luật Lâm nghiệp, các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và bên cạnh đó cũng cần phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và các quy hoạch khác có liên quan.
2. Nội dung lập quy hoạch lâm nghiệp:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11. Thời kỳ và nội dung quy hoạch lâm nghiệp Luật Lâm nghiệp 2017 quy định cụ thể như sau:
” 2. Nội dung quy hoạch lâm nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, thực trạng tài nguyên rừng; chủ trương, định hướng phát triển, quy hoạch có liên quan; đánh giá nguồn lực phát triển và các vấn đề cần giải quyết;
b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch lâm nghiệp kỳ trước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chế biến và thương mại lâm sản; đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động;
c) Dự báo về nhu cầu và thị trường lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, tác động của biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học – kỹ thuật, tiến bộ công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp;
d) Nghiên cứu bối cảnh, các mối liên kết ngành; xác định yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội đối với ngành;
đ) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển lâm nghiệp;
e) Định hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;
g) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;
h) Định hướng phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, chế biến lâm sản;
i) Giải pháp, nguồn lực tổ chức thực hiện quy hoạch”.
Như vậy như quy định ở mục 1 chúng tôi đã nêu ra các căn cứ và nguyên tắc đê lập quy hoạch lâm nghiệp thì bước tiếp theo để có thể lập được một qy hoạch cho vùng lâm nghiệp cần phải được thực hiện với đầy đủ các nội dung theo quy định và nên lưu ý nó cần phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch lâm nghiêp.