Bảo hộ sáng chế là một nhu cầu tất yếu của chủ sở hữu sáng chế nhưng khi thực hiện hoạt động này cũng cần tuân thủ các nguyên tắc. Vậy nguyên tắc cân bằng lợi ích trong việc bảo hộ sáng chế được thể hiện với nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc cân bằng lợi ích trong việc bảo hộ sáng chế:
Trong hệ thống sở hữu trí tuệ thì một trong những nguyên tắc cơ bản phải được nhắc đến đó là nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội. Đây được đánh giá là nguyên tắc giữ vai trò quan trọng và thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ quá trình bảo hộ từ xác lập quyền, duy trì quyền sở hữu, cho đến các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong bất kỳ các nguyên tắc cơ bản của hệ thống sở hữu trí tuệ thì việc thực hiện đúng các nguyên tắc có ý nghĩa vô cùng to lớn trong quá trình bảo vệ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt vai trò của những nguyên tắc này sẽ được phát triển mạnh mẽ hơn đối với các quốc gia như Việt Nam. Trong phạm vi của bài viết này, sẽ chỉ tập trung trình bày và phân tích các nội dung cơ bản của nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích xã hội đối với hệ thống sở hữu trí tuệ trên thực tế.
Có thể thấy, nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội được phát triển trong một khoảng thời gian tương đối dài. Tại hầu hết các quốc gia kể từ thời điểm mà các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được chính thức áp dụng trên thực tế thì nguyên tắc này cũng ra đời cùng thời điểm. Có thể minh chứng thông qua đạo luật đầu tiên trên thế giới về quyền tác giả đó là đạo luật Anne 1710 đã ghi nhận nội dung rằng: tác giả có độc quyền trên tác phẩm của mình và các nhà lập pháp cũng đã khẳng định rằng độc quyền của tác giả sẽ được bảo hộ trong suốt khoảng thời gian nhất định. Mặc dù đã được ghi nhận trong đạo luật đầu tiên như vậy nhưng nội dung về nguyên tắc này tương đối sơ sài và chỉ tập trung quy định về với hạn thời hạn bảo hộ của các đối tượng sở hữu trí tuệ. Chỉ khi sự phát triển của các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phát triển và phổ biến hơn thì các quốc gia mới có những định hướng tìm kiếm cách giải quyết nhằm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể có liên quan như lợi ích giữa tác giả quyền sở hữu và chủ sở hữu trí tuệ giữa các chủ thể này với quốc gia, với công chúng và đặc biệt là cân bằng lợi ích rất chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội.
Xét về bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích xã hội đó là thể hiện sự thống nhất dung hòa được quyền lợi giữa các bên với nhau và mục đích chính đó là tạo ra được môi trường điều kiện thuận lợi để tồn tại phát triển cho chính các bên, mục tiêu cao hơn đó là thúc đẩy được sự phát triển của văn học, khoa học và kỹ thuật của quốc gia.
Để đạt được mục tiêu này đương nhiên các bên sẽ phải đánh đổi, hi sinh một phần quyền lợi của mình để hướng tới những lợi ích chung lớn hơn, và có thể thấy rõ ràng đó là hướng đến một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng. Việc đảm bảo được nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ sáng chế hỗ trợ quan trọng trong quá trình phát triển văn hóa khoa học và kỹ thuật. Bởi vì với những các tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học các sáng chế hay bất kỳ những đối tượng nào nằm trong quyền sở hữu trí tuệ được các tác giả đầu tư nghiên cứu sáng tạo bằng trí tuệ và sức lao động miệt mài thậm chí là bỏ ra những chi phí để được nắm giữ quyền sở hữu. Chính vì vậy việc họ yêu cầu sở hữu đối với những sản phẩm mà mình đã tạo ra là một trong những nhu cầu thiết yếu nên nếu nhà nước nếu không có một cơ chế bảo hộ thích hợp quyền của chủ sở hữu trí tuệ thì sẽ kéo theo những hệ quả nghiêm trọng đó là không thể nâng cao phát triển hoặc không khuyến khích được sự phát triển của văn hóa học kỹ thuật. Đây chính là một trong những yêu cầu tất yếu để pháp luật đề cao với các chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ có quyền cho phép hoặc ngăn cấm các chủ thể khác tự ý sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của mình.
Tuy nhiên yếu tố cân bằng ở đây được nhắc đến đó là nếu chỉ hướng tới mục đích bảo vệ các tác giả hoặc chủ sở hữu trí tuệ thì hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng bị lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu trí tuệ và hành động này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiếp cận tri thức tiếp cận những thành quả khoa học kỹ thuật của đông đảo công chúng. Trong một số thời điểm nếu việc bảo hộ diễn ra trong phòng quá lâu, quá rộng thì sẽ dẫn đến những cản trở giao lưu văn hóa khoa học giữa các quốc gia với nhau. Nếu diễn ra tình trạng này trên thực tế thì lợi ích của tác giả và công chúng đang có sự mâu thuẫn nghiêm trọng điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế văn hóa của xã hội. Trong vấn đề này thì nhà nước với tư cách ở bên có trách nhiệm tạo ra những điều kiện môi trường thuận lợi để công dân thực hiện việc tiếp cận tri thức ở mức độ sâu rộng thì phải có chiến lược và chính sách pháp luật về sở hữu trí tuệ đáp ứng đồng thời hai yêu cầu, cụ thể:
Thứ nhất, đó là phải hình thành lên một cơ chế bảo hộ quyền của tác giả quyền sở hữu đối với các sản phẩm trí tuệ mà con người sáng tạo ra;
Thứ hai, cũng phải đảm bảo được quyền của công chúng đó là tiếp cận tri thức rộng rãi chỉ khi có thể đảm bảo được cân bằng lợi ích giữa các chủ thể này với nhau thì mới đạt được mục đích cao nhất đó là bảo vệ lợi ích cho cả hai bên hướng tới một xã hội tri thức.
Như đã phân tích nêu trên việc áp dụng nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội sẽ được thể hiện xuyên suốt trong các giai đoạn quá trình khác nhau từ việc xác lập đến khi thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, tại Điều 7 của Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật sở hữu trí tuệ cũng đã thể hiện nội dung thể hiện nguyên tắc này đó là: thực hiện các quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ không được có hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước lợi ích công cộng cũng như không được gây ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và nghiêm cấm thực hiện các hành vi vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan.Và ngoài ra đây cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Bộ luật dân sự đó là khi xác lập thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự sẽ không được có bất kỳ các hành động nào xâm phạm lợi ích nhà nước lợi ích công cộng quyền lợi ích học pháp của các cá nhân tổ chức khác.
2. Cân bằng lợi ích trong các quy định về nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế:
2.1. Trong các quy định về nội dung quyền của chủ sở hữu sáng chế:
– Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng sáng chế:
Quyền sở hữu trí tuệ cũng có những điểm tương đồng với những tài sản hữu hình khác, khi sử dụng sáng chế thì chủ sở hữu sáng chế cũng phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định khác của pháp luật ngoài các quy định chuyên ngành về sở hữu trí tuệ;
Để khắc phục việc tồn tại các hành vi hạn chế cạnh tranh bất hợp pháp dựa trên độc quyền sáng chế thì một trong những cách thể hạn chế vấn đề này thông qua các quy định của pháp luật là không được đưa vào vào hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt ghi nhận các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây:
+ Quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế : Hiện nay, chủ sở hữu sáng chế không được có bất kỳ hành động nào để ngăn cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây. Những quy định này thực sự bảo đảm được sự cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế và lợi ích của xã hội;
Cố tình có các hành động như sử dụng sáng chế nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, tiến hành nghiên cứu, tổ chức hoạt động giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;
Ngoài ra, còn phải kể đến hành động lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp;
Tiến hành việc sử dụng sáng chế chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam;
Bên cạnh đó phải kể đến việc sử dụng sáng chế do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Luật sở hữu trí tuệ;
Khi có hành động sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện (li-xăng cưỡng bức) theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật sở hữu trí tuệ.
+ Nội dung liên quan quyền tạm thời của chủ sở hữu sáng chế:
Bằng độc quyền sáng chế được cấp cho chủ sở hữu hợp pháp nhưng không phải không có thời hiệu, hiện nay văn bằng này sẽ có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Trên thực tế, thời hạn hiệu lực thực sự của bằng độc quyền luôn luôn dưới 20 năm do thời gian xử lý đơn kéo dài.
– Trong các quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế:
Trong Luật Sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu sáng chế phải có một số nghĩa vụ nhất định, đây được coi là một trong những điểm nổi bật và khác biệt so với các loại quyền sở hữu trí tuệ khác. Theo đó, chủ sở hữu trí tuệ phải thực hiện việc trả thù lao cho tác giả sáng chế; nghĩa vụ sử dụng sáng chế;
Đối với trường hợp, nghĩa vụ sử dụng sáng chế bị vi phạm thì nhà nước có thể ra quyết định cấp li-xăng cưỡng bức để sử dụng sáng chế theo quy định của pháp luật.
2.2. Cân bằng lợi ích trong các quy định về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế:
Nguyên tắc các biện pháp và chế tài dân sự sẽ phải được áp dụng là chủ yếu để xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế. Đây là lý do cơ bản để Luật sở hữu trí tuệ quy định hạn chế sử dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế. Các cơ quan hành chính Nhà nước hoạt động bằng tiền thuế do dân đóng góp không thể chủ động bỏ công sức và tiền bạc để bảo vệ quyền cho chủ sở hữu trong khi việc bảo vệ đó không có sự đóng góp cũng như không có yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ.