Nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt và xuyên suốt thể hiện đường lối, chính sách của mỗi quốc gia trong toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật lao động về lao động nữ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Pháp luật bảo vệ lao động nữ là gì:
- 2 2. Nguyên tắc cơ bản điều chỉnh pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ:
- 2.1 2.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa lao động nữ và lao động nam trong quan hệ lao động
- 2.2 2.2. Nguyên tắc bình đẳng giới, bảo đảm bình đẳng giới một cách thực chất và toàn diện
- 2.3 2.3. Nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích của lao động nữ phù hợp với đặc điểm sinh lý riêng của lao động nữ
1. Pháp luật bảo vệ lao động nữ là gì:
Hiện nay, khái niệm pháp
Trên cơ sở phân tích, có thể kết luận rằng: “Pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ là tổng hợp các quy phạm pháp luật trong quan hệ lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền của lao động nữ”.
Từ khái niệm trên ta có thể thấy rằng Pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ bao gồm các đặc trưng chính như:
– Là một lĩnh vực pháp luật mang tính chất liên ngành của hệ thống pháp luật quốc gia;
– Gắn liền với việc ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm thực thi quyền của lao động nữ cũng như trách nhiệm của nhà nước và cộng đồng trong việc đảm bảo thực thi các quyền này cho lao động nữ.
2. Nguyên tắc cơ bản điều chỉnh pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ:
Nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt và xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật lao động về lao động nữ. Nội dung của nó thể hiện đường lối, chính sách của mỗi quốc gia về lĩnh vực lao động. Trước đây, có một số quan điểm cho rằng: Nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ là nguyên tắc bảo vệ người lao động nữ bởi họ là những đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương trong xã hội. Tuy nhiên, ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, vai trò của người phụ nữ ngày càng được chứng minh và ghi nhận, quan điểm ấy dường như không còn phù hợp. Do đó, pháp luật về lao động nữ hiện nay có một số nguyên tắc cơ bản sau:
2.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa lao động nữ và lao động nam trong quan hệ lao động
Đây được xem là nguyên tắc quan trọng để đánh giá sự phát triển của một xã hội, một đất nước. Nó vừa là mục tiêu của sự phát triển, vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia đóng góp của phụ nữ vào sự phát triển ổn định và bền vững của một quốc gia. Phân biệt đối xử giữa lao động nữ và lao động nam được hiểu là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên giới tính có tác động, làm ảnh hưởng đến quyền công bằng vốn có và sự bảo vệ về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp của người lao động trong doanh nghiệp. Theo đó, nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ là một nguyên tắc cơ bản trong hệ thống pháp luật về lao động để ngăn cấm và loại bỏ các hành vi, thái độ phân biệt đối xử với lao động nữ trong quan hệ lao động. Nguyên tắc này đã tạo ra khuôn khổ pháp lý để khẳng định các quyền được đối xử công bằng của lao động nữ và tạo điều kiện để họ có đủ năng lực thực hiện các quyền đó, góp phần cân bằng vị thế của lao động nữ, đảm bảo cơ hội cạnh tranh bình đẳng trong vấn đề lao động giữa hai giới. Do vậy, pháp luật quốc tế và mỗi quốc gia có những quy định riêng dành cho lao động nữ để thực hiện nguyên tắc này như không phân biệt đối xử trong cơ hội làm việc, thu nhập, không phân biệt trong môi trường và điều kiện làm việc.
2.2. Nguyên tắc bình đẳng giới, bảo đảm bình đẳng giới một cách thực chất và toàn diện
Bình đẳng giới trong lao động là việc lao động nam và lao động nữ đều được ghi nhận quyền, trách nhiệm và cơ hội ngang nhau khi tham gia vào quan hệ lao động. Điều này không có nghĩa là nam giới và nữ giới hoàn toàn như nhau mà là các điểm tương đồng và khác biệt giữa họ được pháp luật và các chủ thể tham gia lao động thừa nhận và tôn trọng. Trong lĩnh vực lao động vấn đề bình đẳng giới cần hiểu là lao động nữ và lao động nam không hẳn phải đối mặt những rủi ro như nhau và không nhất thiết phải hành động như nhau trong cùng một hoàn cảnh, bởi những sự khác biệt về sinh học liên quan đến chức năng sinh sản; chứ không phải định kiến giới hay các khuôn mẫu cũ đối với phụ nữ như cho rằng phụ nữ là đối tượng yếu thế. Nguyên tắc bình đẳng giới toàn diện được thể hiện ở mọi lĩnh vực của pháp luật lao động như tuyển dụng và việc làm, tiền lương và thu nhập, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội,… Đồng thời, pháp luật cũng đề ra các quy định, các biện pháp để đảm bảo nguyên tắc thúc đẩy bình đẳng giới một cách thực chất. Khi có sự chênh lệch lớn giữa lao động nam và lao động nữ về vị trí, vai trò, cơ hội phát huy năng lực lao động và thụ hưởng thành quả lao động, việc áp dụng các quy định về không phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ có thể không làm giảm được sự chênh lệch này thì mỗi quốc gia sẽ có các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. Biện pháp này được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được hoặc/và khi có đủ căn cứ để xác định rằng các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tạo ra sự chênh lệch lớn giữa lao động nam và lao động nữ đã thay đổi dẫn đến việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trước đó không còn cần thiết. Các biện pháp này có thể là chính sách giảm thuế đối với NSDLĐ khi sử dụng nhiều lao động nữ, chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt cho lao động nữ,
2.3. Nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích của lao động nữ phù hợp với đặc điểm sinh lý riêng của lao động nữ
Đây là nguyên tắc không chỉ liên quan đến tất cả các mặt trong đời sống của lao động nữ mà còn liên quan đến nhiều chế định của pháp luật lao động. Nó luôn gắn với lĩnh vực xã hội như việc làm, thu nhập và đời sống,..; gắn với các yếu tố kỹ thuật như quy trình công nghệ, vệ sinh môi trường lao động, an toàn lao động,… và gắn với thiên chức làm vợ làm mẹ của người phụ nữ. Vì vậy, thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ đảm bảo sự thống nhất trong điều chỉnh của pháp luật, đặc biệt tuân thủ đúng nguyên tắc chung – bảo vệ người lao động trong pháp luật về lao động. Nội dung của nguyên tắc được thể hiện ở các quy định riêng dành cho lao động nữ như thời giờ nghỉ ngơi trong chu kỳ kinh nguyệt, sinh con và chăm sóc trẻ nhỏ hay các chế độ bảo hiểm, các phúc lợi để hỗ trợ lao động nữ trong quá trình sinh con và quy định về ngành nghề nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của lao động nữ.
Về phương diện lý luận, cơ sở xác định ba nguyên tắc trên xuất phát từ những đặc điểm riêng có của lao động nữ. So với nam giới, sự khác biệt khá lớn về mặt thể lực cũng như tâm sinh lý và sức khỏe nên trong quá trình tham gia lao động, lao động nữ dễ có khả năng bị mắc các bệnh nghề nghiệp cao hơn, nhất là đối với môi trường độc hại, nguy hiểm. Vì vậy, pháp luật sẽ đặt ra các điều kiện khi lựa chọn việc làm của lao động nữ trong các lĩnh vực này. Đồng thời, sự bất ổn định về công việc cũng cao hơn lao động nam do lao động nữ phải đảm nhiệm thiên chức làm mẹ, lao động nữ phải nghỉ làm trong một khoảng thời gian nhất định để sinh con hoặc chăm sóc con cái… Điều này gây ra sự gián đoạn trong quá trình làm việc nên NSDLĐ thường mang tâm lý “e ngại” khi sử dụng lao động nữ, từ đó dễ xảy ra việc đối xử bất công với lao động nữ trong quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động để ép họ phải chấp nhận các đối xử đó trong quá trình làm việc. Với những đặc trưng riêng về xã hội cùng những bất cập còn tồn tại làm cản trở lao động nữ trong quá trình giải phóng bản thân, năng lực để đóng góp cho doanh nghiệp, xã hội. Đây cũng là cơ sở lý luận quan trọng để các nước trên thế giới xây dựng pháp luật lao động theo nguyên tắc, không phân biệt đối xử, bình đẳng thực chất và đảm bảo quyền và lợi ích của lao động nữ phù hợp với đặc điểm riêng của họ.