Trong công tác xây dựng Đảng có những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan làm hạn chế, khuyết điểm trong công tác này. Vậy công tác xây dựng Đảng là gì? Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng ra sao?
Mục lục bài viết
1. Công tác xây dựng Đảng là gì?
Xây dựng Đảng là khoa học về các quy luật phát triển và trưởng thành của vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cũng như khoa học về các nguyên tắc cơ cấu, các hình thức tổ chức và các quy luật chi phối đời sống nội bộ của Đảng. Nó là khoa học về kỹ thuật và phương pháp tổ chức của đảng, công tác chính trị và tư tưởng trong quần chúng, và nó là khoa học về sự lãnh đạo của đảng thông qua xây dựng kinh tế và văn hóa và các tổ chức chính quyền và xã hội của những người khó khăn. Công tác xây dựng Đảng là một trong những việc làm thiết yếu quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính sống còn của một Đảng chính trị cầm quyền.
Vấn đề xây dựng đảng đã được xem xét ở tất cả các đại hội, hội nghị của đảng và ở nhiều hội nghị Ban Chấp hành Trung ương. Những thay đổi về hình thức tổ chức và phương pháp làm việc của đảng được phản ánh trong Nội quy đảng, là nền tảng của đời sống đảng và công tác xây dựng đảng.
Nguyên tắc chỉ đạo của cơ cấu tổ chức của đảng là nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cụ thể của nguyên tắc này, hình thức và phạm vi áp dụng của nguyên tắc này không giữ nguyên mà phải phù hợp với vị trí của đảng trong hệ thống xã hội hiện có và với điều kiện thực tế mà đảng hoạt động. Trong thời kỳ tiền cách mạng, khi đảng hoạt động ngầm, tập trung chặt chẽ nhất là nguyên tắc cơ cấu đảng và sinh hoạt nội bộ đảng.
Nguyên tắc này điều chỉnh cấu trúc của các tổ chức đảng, thủ tục thành lập các cơ quan đảng và các phương pháp sử dụng chúng. Đảng gồm hai thành phần: những người cách mạng chuyên nghiệp, dùng mưu kế và hoạt động công tác đảng một cách chuyên nghiệp; và mạng lưới tổ chức đảng rộng khắp đoàn kết các đảng viên trong các xí nghiệp và thành phố. Việc bổ nhiệm các thành viên mới vào các cấp ủy đảng đã được cho phép, cũng như việc bổ nhiệm nhân sự của đảng viên do Ban Chấp hành Trung ương trực tiếp chỉ định. Bất cứ khi nào có thể, các cơ quan đảng ở địa phương được bầu ra và chịu trách nhiệm trước tư cách thành viên của mình.
Một đặc điểm nổi bật trong phương pháp làm việc của đảng trong thời kỳ tiền cách mạng là sự kết hợp giữa hoạt động bất hợp pháp và hợp pháp của các tổ chức đảng nhằm mục đích bảo tồn đảng vô sản cách mạng và mở rộng quan hệ với quần chúng.
Tổ chức Đảng có nhiệm vụ định kỳ loại bỏ những gì lạc hậu, phát hiện và ủng hộ mọi cách có thể những gì mới, tiến bộ, sản phẩm của sáng kiến của quần chúng đảng viên và quần chúng không phải là đảng viên. Vì vậy, việc tiếp tục cải tiến phong cách, hình thức, phương pháp công tác đảng là điều kiện rất quan trọng để xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản.
2. Thành tựu đạt được trong công tác xây dựng Đảng những năm qua:
Đối với công tác xây dựng mà Đảng thì có rất nhiều thành tựu đã đạt được trọng hoạt động này. Tuy nhiên trong nội dung bài viết này chúng tôi chỉ nêu, liệt kê một số nội dung cơ bản như sau:
– Trong sự nghiệp cách mạng giành được độc lập cho dân tộc Đảng đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát huy được sức mạnh to lớn của toàn bộ nhân dân, đồng thời động viên nhân dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng này.
– Đảng ta đã ban hành được nhiều chủ trương, nghị quyết về công tác xây dựng Đảng trong quá trình hoạt động. Cũng như trong các hoạt động khác về chính trị, xã hội , công tác tổ chức cán bộ cũng đạt được những thành tựu to lớn.
Những thành tự này thể hiện thông qua năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao, Đảng từng bước được đổi mới phương thức lãnh đạo và luôn được giữ vững được vai trò lãnh đạo của Đảng.
Thành tựu về việc tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của số đông cán bộ, đảng viên.
Thành tựu về Đảng viên đã quan tâm, sâu sát đời sống, toàn dân, toàn quân, luôn lắng nghe ý kiến và quan tâm đến cuộc sống của dân
Bên cạnh những thành tưu đạt được thì công tác xây dựng đảng cũng còn tồn tại khá nhiều điểm còn hạn chế và cần được khắc phục, giải quyết sớm trong thời gian tới.
– Trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.
– Trong công tác xây dựng Đảng.
3. Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng:
Trong công tác xây dựng Đảng có những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan làm hạn chế, khuyết điểm trong công tác này. Một số nguyên nhân khách quan chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng rất lớn đến công tác xây dựng này.
– Thứ nhất, nguyên nhân khách quan:
Do quá trình đổi mới, chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng Đảng, việc này thể hiện:
+ Do là cơ chế mới và Đảng ta chưa lường trước được hết những tác động của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế và đang trong quá trình việc thực hiện đổi mới kinh tế phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Từ đó mà chưa có sự chuẩn bị thật kỹ về lập trường, tư tưởng và cả cách thức tiếp cận mới cho cán bộ, đảng viên.
+ Đảng ta vẫ chưa chủ động ngăn ngừa những vi phạm bởi vì còn thiếu những cơ chế, chính sách đồng bộ, khoa học phù hợp.
+ Công tác xây dựng đạng còn hạn chết khuyết điểm là do nguyên nhân một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm giữ khối lượng tài sản, nguồn vốn lớn của tập thể, của Nhà nước, đó là môi trường để chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, thực dụng phát triển mà việc này càng phát trienr và rất khó được kiểm soát khi đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng, phát triển với quy mô ngày càng lớn.
+ Một nguyên nhân nữa đó chính là sự chống phá của các thế lực thù địch để nhằm chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng.
– Thứ hai, nguyên nhân chủ quan
Trong công tác xây dựng Đảng thì ý thức tu dưỡng, rèn luyện của cá nhân cán bộ, đảng viên cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng. Bởi vì đội ngũ cán bộ, đảng viên là những người lãnh đạo chủ chốt đưa ra những chính sách phát triển nên cần có những phẩn chất đạo đức và trình tự rất tốt.
+ Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân.
+Ở một số nơi việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ đối với việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định.
+ Ở nhiều nơi các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình vừa bị buông lỏng trong thực hiện, vừa chưa được quy định cụ thể để làm cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát
+ Một trong những bấp cập của pháp luật đó chính là việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật chưa kịp thời, nhiều văn bản quy định thiếu chế tài cụ thể với quá trình vận hành của nền kính tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Hiện tại trong công tác xây dựng Đảng vấn còn chưa được hoàn thiện và làm việc chặt chẽ để ánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ một cách đúng đắn và trong dụng được người có đức, có tài. Thay vào đó là việc bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém là một trong những tồn tại làm ảnh hưởng rất lớn đến sự tin tưởng của nhân dân với Đảng và Nhà nước ta.
+ Việc làm chỉ ở mặt hình thức như công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống vẫn chưa đucợ đưa vào thực tiễn. Đồng thời vẫn chưa đủ sức động viên và thường xuyên nâng cao ý chí cách mạng của cán bộ, đảng viên. Một số địa phương cán bộ Đảng chưa làm đúng chức trách của mình khi những việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh.
+ Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết. việc dựa vaoof các mối quan hệ để chạy tội, thông qua sự quen biết để bỏ qua các lỗi vi phạm của cán bộ vi phạm là rất nhiều.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong công tác xây dựng Đảng còn đang gặp rất nhiều khó khăn khi nên kinh tế đang thay đổi theo cơ chế mới và sự quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại ở một số địa phương. Bên cạnh đó còn có sự chống phá của các thế lực thù địch làm lung lay khối đại đoàn kết dân tộc ta.