Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933

  • 20/08/202420/08/2024
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    20/08/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở Mỹ rồi lan nhanh sang các nước tư bản khác, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, xã hội của các nước khác trên thế giới. Hãy cùng tìm hiểu cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 qua bài viết Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 nhé!

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Bối cảnh kinh tế năm 1929 đến 1933:
      • 2 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 đến 1933:
      • 3 3. Chiến lược phân chia thuộc địa:
      • 4 4. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933:
      • 5 5. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929 – 1933:

      1. Bối cảnh kinh tế năm 1929 đến 1933:

      Sau chiến tranh thế giới thứ nhất trong lúc những nước đồng minh và cả Châu Âu hứng chịu hậu quả của cuộc chiến thì Hoa Kỳ đã giàu lên một cách nhanh chóng. Kinh tế Hoa Kỳ bước sang giai đoạn thịnh vượng xuyên suốt những năm 20 của thế kỉ XX. Nguyên nhân là bởi:

      – Đất nước Hoa Kỳ cách xa chiến trường, được 2 đại dương lớn bao bọc nên chiến tranh không lan tới.

      – Hoa Kỳ lợi dụng chiến tranh để thu lời thông qua hoạt động mua bán vũ khí giữa cả 2 phe.

      – Giữa lúc các nước đang mải lo chiến tranh thì Hoa Kỳ tranh thủ sản xuất công nghiệp, tăng trưởng kinh tế.

      – Hoa Kỳ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tham gia chiến tranh muộn nhưng vẫn được hưởng lợi từ bên thắng trận.

      Cho mãi đến tận trước sự suy thoái 1929 – cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất nước Mỹ đã phải chịu đựng, nền công nghiệp xe hơi và xây dựng ở Hoa Kỳ đã tăng trưởng vượt bậc vào giai đoạn năm 1920 và với lợi nhuận ổn định do hai ngành kinh tế thịnh vượng này đem lại, tiền lương và sức mua của người dân Hoa Kỳ đã được cải thiện. Đến năm 1929, bảng cân đối kế toán tổng hợp của tất cả 25.000 ngân hàng Hoa Kỳ lên tới 60 tỷ USD. Các tài sản được nắm giữ nghiêm ngặt với tỷ lệ cho vay là 60%, và 15% được duy trì dưới hình thức đồng tiền mặt. Ngay cả 20% là cổ phiếu và trong thực tế, lượng cổ phiếu “siêu an toàn” được mua bởi Chính phủ là khoảng một nửa.

      Tuy nhiên, vào tháng 9/1929, cuộc khủng hoảng kinh tế đã bắt đầu bùng phát ngay từ nước Mỹ. Do vậy, đây cũng là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất thời điểm đó với sức tàn phá khủng khiếp khiến nền kinh tế nước Mỹ kiệt quệ, công nhân thất nghiệp, hàng loạt cơ sở sản xuất phải đóng cửa. Lạm phát cao khiến người dân thất nghiệp, đói nghèo.

      Nước Hoa Kỳ chạy đua ồ ạt sản xuất những mặt hàng nhưng không thể tiêu thụ, ế hàng tràn lan. Sản lượng công nghiệp bị giảm sút 50% do suy thoái với gang thép mất 75%, ô tô giảm 90%. Hàng loạt xí nghiệp bị phá sản, nông dân thất thu nghèo khổ.

      Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng đến hầu hết các nước tư bản phát triển. Các nước như nước Anh, Pháp cũng bị tác động nặng nề. Pháp kéo dài khủng hoảng kinh tế từ năm 1930 – 1936 với công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, thu nhập quốc dân giảm 30%.

      Bên cạnh đó, ở nước Anh, sản lượng gang năm 1931 cũng giảm sút 50%, thép sụt gần 50%, thương nghiệp ảnh hưởng nặng nề. Nước Đức vào năm 1930 cũng bị tổn thất sản lượng công nghiệp rất nặng nề. Các nhà tư bản lựa chọn biện pháp thà đốt hàng hoá, phế liệu chứ không bán giá thấp chống lạm phát nhưng cũng không có hiệu quả. Tư bản đánh thuế quá cao nhằm bù đắp lạm phát càng khiến dân chúng khốn đốn.

      Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 thực chất xuất phát từ lòng tham, độc ác của thực dân và phong kiến. Từ đó dẫn tới cảnh người dân khốn khổ, kiệt quệ rồi bắt buộc phải nổi dậy để giành giật lấy sự sống còn. Từ đó khiến cho mâu thuẫn trong nội bộ đất nước và giữa các dân tộc nổi lên, mở đầu cho cuộc chiến tranh thế giới mới.

      2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 đến 1933:

      – Trước thời kỳ đại khủng hoảng: Đây được xem là thời kỳ phồn thịnh nhất của những nước tư bản. Bao gồm khối liên minh Châu Âu và Mỹ. Bởi những nước này có lượng thuộc địa khổng lồ, những mẫu quốc hưởng lợi nhờ khai thác khoáng sản và tiêu thụ hàng hoá. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ là quốc gia được hưởng lợi lớn nhất sau cuộc chiến. Khi rời xa chiến trường, bán vũ khí và hàng hoá cho 2 phe tham chiến. Nền kinh tế Hoa Kỳ được xem là anh cả thế giới thời hậu chiến khi phố Wall sụp đổ.

      – Đại khủng hoảng 1929: Tháng 9/1929, toàn thế giới rúng động khi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đột ngột tụt dốc. Tất cả các nền kinh tế đều bị thiệt hại nặng nề. Sản lượng công nghiệp bị giảm sút 50% do đình trệ. Sản xuất thép giảm 75%, ô tô giảm 90%. Hàng loạt xí nghiệp lớn phá sản, nông dân thất thu nghèo khổ. Mâu thuẫn chủng tộc, giai cấp nghiêm trọng.

      – Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 ở mĩ nhanh chóng lan ra những nước khác. Tại nước Anh, sản lượng thép giảm sút 50% vào năm 1931. Ngành công nghiệp nặng sụt giảm nghiêm trọng. Nước Đức vào năm 1930 cũng bị sụt giảm sản lượng công nghiệp một cách trầm trọng. Pháp kéo dài khủng hoảng từ năm 1930 – 1936, sụt giảm công nghiệp 30%. Và nông nghiệp giảm 40%, thu nhập quốc dân giảm 30%.

      – Hậu quả: Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 thực chất xuất phát từ sự tham lam vô độ của bọn đế quốc và phong kiến. Dẫn đến tình cảnh nhân dân cơ cực, đói khổ. Buộc họ phải đứng dậy để đòi lấy sự sống và quyền tự do. Đó cũng là tiền đề cho cuộc chiến thế giới mới bùng nổ.

      – Chính sách phục hồi kinh tế của các nước: Nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước đã đưa ra bộ chính sách để phục hồi nền kinh tế quốc gia. Nổi bật nhất là sự chia thuộc địa theo “chính sách mới của Hoa Kỳ“.

      – Chính sách mới của Hoa Kỳ: Chính sách kinh tế mới gắn liền với vị tổng thống thứ 32 của Mỹ, Franklin Delano Roosevelt. Ông đã thực hiện những chính sách cải cách nông nghiệp, an sinh xã hội, công nghiệp, ngân hàng và tài chính giúp nước Hoa Kỳ tránh được sự suy thoái tồi tệ nhất.

      – Tài chính, ngân hàng: Đóng cửa những ngân hàng quốc gia không có khả năng chi trả nợ. Cho phép lạm phát thấp nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá, giúp giảm bớt gánh nặng nợ nần. Thị trường chứng khoán được vận hành lại khi có sự trợ giúp của chính phủ liên bang.

      – An sinh xã hội: Tập hợp người thất nghiệp và phân chia làm nhiều bộ phận nhằm thực hiện những chương trình phúc lợi. Từ đó giúp giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, hỗ trợ chi trả tiền lương và bảo hiểm thất nghiệp cho nông dân.

      – Nông nghiệp: Cắt bớt sản lượng nông nghiệp trên thị trường cũng giúp giá nông sản đi lên. Và những nông dân tự nguyện giảm sản lượng sẽ được bồi thường bởi những Công ty Tín dụng Nông sản.

      – Công, thương nghiệp: Thông qua Luật Quan hệ Lao động Quốc gia, Ban Quan hệ Lao động Quốc gia (NLRB) được thiết lập nhằm giám sát những cuộc đàm phán tập thể. Giúp tổ chức các cuộc bỏ phiếu và đảm bảo rằng công nhân quyền chọn tổ chức đại diện cho họ trong cuộc đàm phán với giới chủ. Chính điều này giúp những người công nhân có được nhiều hơn nữa quyền “được làm việc”. Từ đó sản lượng tăng cao dần qua các năm 1935 – 1940.

      3. Chiến lược phân chia thuộc địa:

      Để tránh khỏi chiến tranh, những nước đế quốc đã tiến hành chia lại thuộc địa. Một số nước ít thuộc địa, phát hành chính sách Phát xít nhằm thôn tính thuộc địa của những nước khác. Đây được xem là cuộc chiến tàn ác nhất lịch sử thế giới để chia lại bản đồ trên thế giới. Thế chiến thứ II có sự tham dự của hơn 30 nước trên thế giới, gây ra cái chết của 85 triệu người dân trên thế giới.

      Chiến tranh thế giới thứ 2 đã bắt đầu khi phát xít Đức xâm chiếm Ba-lan. Và chấm dứt khi những phong trào chống phát xít diễn ra rất thành công. Chấm dứt cuộc chiến quân sự vĩ đại nhất thế giới, các nước trải qua chiến tranh lạnh.

      4. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933:

      Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái là vì sản xuất của chủ nghĩa tư bản tăng lên rất nhanh chóng trong thời kỳ phát triển còn nhu cầu và sức mua của người dân thì không tăng tương xứng, nên hàng hoá bị dư thừa dẫn tới suy giảm trong tiêu thụ. Cụ thể, khả năng sản xuất vượt xa khả năng tiêu dùng thực, một phần lớn thu nhập quốc dân lại chỉ thuộc về một thiểu số người. Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, trong khi người lao động không được hưởng phần tương xứng, không có khả năng mua hàng hoá do chính họ sản xuất.

      Lý do thứ hai, chính sách thuế và những khoản trợ cấp của các chính phủ làm cho hàng hoá khó bán ra nước ngoài. Việc cung cấp tín dụng một cách dễ dãi cũng tạo ra tình trạng lạm dụng. Người ta mua cổ phiếu chỉ để đầu cơ, bán lại kiếm lời trong thời gian ngắn nào đó. Hậu quả là chính phủ và tư nhân cùng lâm vào cảnh đói nghèo. Ngoài ra, quá trình công nghiệp hoá được đẩy mạnh làm giảm nhu cầu đối với thợ không lành nghề làm cho tình trạng nghèo đói gia tăng mạnh mẽ. Thất nghiệp gia tăng trong khi sức mua giảm, chính phủ không có chính sách phù hợp nhằm giải quyết tình trạng nợ nần do đó không giảm được tình trạng đói nghèo.

      5. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929 – 1933:

      Khủng hoảng tài chính kéo dài suốt nhiều năm ở khắp mọi nơi dẫn tới tình trạng vỡ nợ của rất nhiều quốc gia. Các nước tư bản nội bộ lục đục, dẫn đến mâu thuẫn giữa tầng lớp tư bản và nông dân, giữa tầng lớp lao động và địa chủ ngày càng gay gắt. Vì thế dẫn tới phong trào cách mạng, bọn tư bản đàn áp nhân dân ác liệt khiến cho những cuộc bạo động nổ ra liên miên.

      Việt Nam tuy không phải nước tư bản nhưng cũng bị tác động tiêu cực do thực dân đẩy mạnh bóc lột nhân dân, đánh thuế, cướp bóc, chèn ép khiến tài chính của Việt Nam trở nên cạn kiệt. Pháp rút vốn đầu tư từ Đông Dương sang Pháp khiến sản xuất ở Việt Nam cũng trở nên ngưng trệ. Có thể nói, cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam như sau:

      – Thực dân Pháp rút vốn từ Đông Dương sang Việt Nam, rồi sử dụng ngân sách Đông Dương để viện trợ cho tư bản Pháp đã khiến cho sản xuất ở Việt Nam trở nên trì trệ vì thiếu vốn.

      – Lúa gạo trên thị trường thế giới mất giá cũng làm cho lúa gạo Việt Nam không thể xuất khẩu, từ đó dẫn đến việc ruộng đất bị bỏ phí.

      – Công nhân thất nghiệp ngày càng đông, số người có công ăn việc làm thì tiền lương bị cắt giảm khoảng 30% đến 50%

      – Tiểu tư sản lâm vào hoàn cảnh khốn cùng: Nhà buôn nhỏ phá sản, viên chức bị sa thải, học sinh, sinh viên ra trường bị sa thải

      – Một bộ phận lớn tư sản dân tộc bản địa lâm vào tính thế phá sản vì chẳng thể làm ăn thương mại và sản xuất.

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • NATO là gì? Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
      • Phân tích văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
      • Bàn tay mở rộng trao ban tâm hồn mới tràn ngập vui sướng
      • Viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách
      • Các dạng bài tập cân bằng phương trình oxi hóa khử hay gặp
      • Thuyết minh Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) hay nhất
      • Phân tích và cảm nhận về chân dung Đô-xtôi-ép-ki hay nhất
      • Cây công nghiệp lâu năm được phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long là?
      • Xuất hay suất? Sơ xuất hay sơ suất? Xuất quà hay suất quà?
      • Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với một người thân
      • Thiên Địa Hội là gì? Nghĩa Hoà Đoàn là gì? Có vai trò gì?
      • Trình bày ý kiến về: Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • NATO là gì? Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
      • Sáng kiến kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng
      • Khóc nhiều sẽ bị gì? Khóc nhiều quá thì có bị mù không?
      • Dịch vụ đại diện xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
      • Dịch vụ gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ
      ID: 34230