Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm cây công nghiệp chủ lực, như điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, nông dân có nhiều kinh nghiệm chăm sóc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất tương đối thấp. Vậy nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cây công nghiệp ở nước ta?
Mục lục bài viết
1. Nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cây công nghiệp ở nước ta?
A. Phương thức sản xuất còn lạc hậu.
B. Sử dụng vật tư trong sản xuất còn ít.
C. Giống cây công nghiệp chất lượng thấp.
D. Công nghệ chế biến còn hạn chế.
Đáp án D.
Phương pháp: SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải: Nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là công nghệ chế biến còn hạn chế.
2. Một số tồn tại của ngành hàng cây công nghiệp Việt Nam:
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm cây công nghiệp chủ lực, như điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, nông dân có nhiều kinh nghiệm chăm sóc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất tương đối thấp. Đồng thời, với vị thế là nước XK hồ tiêu, điều lớn nhất thế giới, XK cà phê, sắn đứng thứ 2 thế giới, XK cao su đứng thứ 4 thế giới…, Việt Nam có sức ảnh hưởng khá lớn đến thị trường thế giới về các sản phẩm này.
Tuy nhiên, ngành hàng cây công nghiệp Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều “điểm yếu” cần được nhanh chóng khắc phục, đó là:
– Phát triển “ồ ạt” vượt quy hoạch, chất lượng sản phẩm không cao, chưa có thương hiệu mạnh do chủ yếu xuất thô, công nghệ thu hái, chế biến lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, liên kết sản xuất yếu.… Những hạn chế này khiến giá các sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam luôn thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước khác và khó đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu, nhất là yêu cầu về an toàn thực phẩm và các chứng chỉ chất lượng ngày càng cao.
– Để tăng giá trị các mặt hàng cây công nghiệp, cần lập lại bản đồ quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, kiên quyết thực hiện đúng theo quy hoạch; thúc đẩy việc chuyển đổi hay giao đất cho cá nhân, đơn vị có khả năng sản xuất quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao; đồng thời đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào thu hoạch các sản phẩm cây công nghiệp, tăng cường đầu tư công nghệ chế biến theo yêu cầu của các thị trường nhập khẩu có tiêu chuẩn cao như châu Âu, Nhật Bản.…
– Những năm qua, sản phẩm hồ tiêu, cà phê tại Việt Nam có tốc độ phát triển rất nhanh về lượng nhưng chất lượng sản phẩm lại chưa được quan tâm nhiều. Nông dân chủ yếu trồng theo dạng tự phát, sản phẩm không đồng đều về chất lượng, chưa tạo ra được sản phẩm khác biệt so với các quốc gia khác nên khó tạo thương hiệu. Các quốc gia XK cà phê, hồ tiêu lớn trên thế giới như Brazil, Malaysia, Indonesia chú trọng xây dựng thương hiệu từ hàng trăm năm nay, nên sản phẩm có tính cạnh tranh rất cao.
– Do chưa đạt yêu cầu đồng đều về chất lượng, chưa có thương hiệu, chúng ta mất dần cơ hội XK nông sản vào những thị trường khó tính, có giá cao. Đơn cử, với mặt hàng hồ tiêu, Việt Nam chiếm 50% thị phần thế giới nhưng chỉ xuất vào Nhật Bản được 1.000 tấn; trong khi đó, Malaysia xuất vào Nhật 5.000 tấn, Indonesia 2.000-3.000 tấn…
3. Các câu hỏi trắc nghiệm liên quan:
Câu 1: Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh nào dưới đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta ?
A. Kon Tum và Gia Lai
B. Lâm Đồng và Gia Lai
C. Đắk Lắk và Lâm Đồng
D. Bình Phước và Đắk Lắk
Đáp án: D
Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta là tỉnh Bình Phước và tỉnh Đắk Lắk.
Câu 2: Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp ( năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng dưới 10% phân bố ở những vùng nào của nước ta?
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long
D. Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi Bắc Bộ
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng dưới 12% phân bố ở những vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân chủ yếu là do đây là hai vùng chuyên canh trọng điểm về cây lương thực, thực phẩm (cây công nghiệp hàng năm).
Câu 3: Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp ( năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, cây công nghiệp nào sau đây không phải là sản phẩm chuyên hóa của vùng Tây Nguyên
A. Cà phê
B. Thuốc là
C. Bông
D. Đậu tương
Đáp án: D
Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, cây công nghiệp mía, lạc, dừa và bông là các sản phẩm chuyên hóa của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 4: Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, nhận điịnh nào sau đây không đúng về sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta?
A. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta có cơ cấu cây trồng đa dạng
B. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên canh cây công nghiệp hàng năm
C. Mía và lạc là hai sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hóa của Bắc Trung Bộ
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng trồng cà phê và cao su lớn nhất cả nước
Đáp án: B
Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, ta thấy vùng Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ trồng các cây công nghiệp hàng năm mà còn trồng cả các cây công nghiệp lâu năm, điển hình nhất là cây dừa phân bố nhiều ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau.
Câu 5: Căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bản đồ cây công nghiệp ở atlat địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000-2007, tỉ trọng của cây công nghiệp so với tổng giá trị sản xuất ngành tròng trọt tăng
A. 1,6%
B. 2,6%
C. 3,6%
D. 4,6%
Đáp án: A
Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bản đồ cây công nghiệp ở atlat địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000-2007, tỉ trọng của cây công nghiệp so với tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng từ 24,0% (2000) lên 25,6% (2007), nghĩa là tăng thêm 1,6%.
Câu 6: Một trong những nguyên nhân khiến ây công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm qua là
A. Thị trường được mở rộng, công nghiệp chế biến dàn hoàn thiện
B. Các khâu trồng và chăm sóc cây công nghiệp đều được tự động hóa
C. Nhà nước đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm từ cây công nghiệp
D. Sản phẩm không bị cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Đáp án: A
Giải thích: Một trong những nguyên nhân khiến cây công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm qua là do sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, thị trường ngày càng mở rộng và các sản phẩm nông nghiệp nước ta dần thâm nhập được vào các thị trường khó tính như Hoa Kì, Nhật Bản, EU,…
Câu 7: cây điều được trồng nhiều nhất ở:
A. Bắc Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đông Nam Bộ
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1, SGK/95 địa lí 12 cơ bản.
Câu 8: Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn nhất về:
A. Cà phê, dâu tằm
B. Cà phê, cao su
C. Cao su, dâu tằm
D. Cà phê, chè
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1, SGK/95 địa lí 12 cơ bản.
THAM KHẢO THÊM:
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cây công nghiệp ở nước ta? thuộc chủ đề Cây công nghiệp, thư mục Địa lý. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.