Nguyên đơn là chủ thể trong tố tụng dân sự khi có đơn khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vậy nguyên đơn là gì? Quy định về nguyên đơn trong vụ án dân sự như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nguyên đơn dân sự là gì?
“Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm hại.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách cũng là nguyên đơn”.
Điều đó cho thấy nguyên đơn có vai trò quan trọng trong vụ án dân sự so với các đương sự khác. Vì để phát sinh vụ án dân sự tại Tòa án, đồng thời là cơ sở để bắt đầu giải quyết vụ án dân sự phải có nguyên đơn khởi kiện hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn.
Theo quy định trên thì nguyên đơn là chủ thể thỏa mãn hai điều kiện sau:
– Được giả thiết có quyền lợi bị xâm hại hay tranh chấp với bị đơn.
– Đã tự mình khởi kiện.
Các quy định trên của BLTTDS chưa đủ để xác định tư cách của đương sự trong vụ án dân sự. Bởi lẽ, để có thể xác định đúng tư cách của nguyên đơn thì ngoài các điều kiện trên, cần có các quy định của pháp luât hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Việc xác định tư cách của nguyên đơn phải dựa trên cơ sở quan hệ pháp luật có tranh chấp, pháp luật nội dung điều chỉnh quan hệ đó.
Để trở thành nguyên đơn thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện nhất định:
Thứ nhất, khi các chủ thể cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Điều này cho thấy việc nguyên đơn tham gia tố tụng mang tính chủ động, khi nhận thấy quyền lợi của bản thân bị xâm hại chủ thể tự mình yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi cho mình. Nó trái ngược lại với tính bị động của bị đơn khi tham gia tố tụng. Việc yêu cầu bảo vệ quyền lợi bị xâm hại xuất phát từ ý chí chủ quan của nguyên đơn. Vì việc xác định quyền lợi của chủ thể có bị xâm hại hay không thì phải được khẳng định trong các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực. Khi bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật khẳng định vấn đề đó, thì quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn mới chỉ dừng lại là giả thiết bị xâm phạm.
Thứ hai, để tham gia vào quan hệ pháp luật Tố tụng dân sự thì nguyên đơn phải có năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Vì ngoài việc có khả năng pháp luật quy định nguyên đơn còn phải tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng lúc đó họ trở thanh nguyên đơn.
Thứ ba, các chủ thể trở thành nguyên đơn khi yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc lợi ích công cộng, lợi ích thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Đối với chủ thể là cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ hoặc cơ quan, tổ chức thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự được Tòa án thụ lý thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trở thành nguyên đơn. Trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ mà được người đại diện hợp pháp của người này thì người được bảo vệ quyền lợi cũng được xác định là nguyên đơn. Việc quy định nhiều chủ thể có thể trở thành nguyên đơn cho thấy sự quan tâm của pháp luật tới việc đảm bảo lợi ích của mọi chủ thể trong xã hội.
Thứ tư, để khởi kiện và xác định tư cách là nguyên đơn thì chủ thể phải có đơn khởi kiện, gửi đơn kiện tới Tòa án và Tòa án thụ lý đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện phải đầy đủ nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015
Trong trường hợp cả hai bên chủ thể của một quan hệ pháp luật nội dung trong tranh chấp mà cùng khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ nội dung tranh chấp đó thì Tòa án thụ lý đơn khởi kiện của bên nào trước thì bên đó được xác định là nguyên đơn.
Ngoài nguyên đơn là người có đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của cá nhân, lợi ích công cộng…thì bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng trở thành nguyên đơn trong trường hợp:
+ Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn.
+ Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ với yêu cầu độc lập trở thành nguyên đơn.
– Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn trong vụ án dân sự được quy định tại Điều 71 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 71. Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.”
2. Nguyên đơn có quyền được xem hồ sơ vụ án không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em trai tôi là đương sự với tư cách là nguyên đơn trong vụ án hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tôi muốn hỏi là trong quá trình tham gia tố tụng thì em trai tôi có quyền được Tòa án cung cấp hồ sơ vụ án không ạ. Tôi xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 63 BLTTHS năm 2015 như sau:
“Điều 63. Nguyên đơn dân sự
1. Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá
d) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
đ) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
g) Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; xem biên bản phiên tòa;
i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
l) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;
m) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;
c) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”
Như vây nguyên đơn trong cụ án hình sụ sẽ có các quyền như sau: Cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Toà án; Đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá; khiếu nại với Viện kiểm sát về những chứng cứ mà Toà án đã xác minh, thu thập do đương sự khác yêu cầu; Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập; Đề nghị Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hoà giải do Toà án tiến hành; Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình; Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; Tham gia phiên toà; Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này; Đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với nhân chứng; Tranh luận tại phiên toà; Được cấp trích lục bản án, quyết định của Toà án;Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Toà án theo quy định của Bộ luật này; Phát hiện và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Theo đó thì như câu hỏi của anh thì nguyên đơn có quyền được phép tòa án cung cấp hồ sơ của vụ án không, theo quy định của pháp luật thì không bởi vì đây là liên quan tới bí mật công tác tới nghiệp vụ trong quá trình tố tụng hình sự.
3. Đại diện theo ủy quyền cho nguyên đơn:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là nguyên đơn trong vụ việc dân sự về kiện đòi tài sản, tuy nhiên hiện nay tôi bị gẫy chân và phải nằm viện khó khăn trong việc đi lại, do vậy tôi không thể tham gia quá trình tố tụng được vậy tôi muốn hỏi Luật sư tôi có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng giúp tôi được không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 85 BLTTDS năm 2015 quy định như sau:
“4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của
Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 86
“2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.”
Trong giao dịch dân sự, không phải trường hợp giao dịch nào chủ thể cũng có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà trong nhiều trường hợp nhất định phải thông qua hành vi của người khác là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của mình
Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
Như vậy trong trường hợp này chị hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.
4. Tại phiên tòa xét xử nguyên đơn có được yêu cầu thay đổi luật sư:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, trong trường hợp vụ án dân sự đang trong quá trình xét xử mà nguyên đơn có yêu cầu thay đổi luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và yêu cầu hoãn phiên toà thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào? Căn cứ pháp lý?
Chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:
* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
* Những người sau đây được Tòa án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
– Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
– Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
– Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.
Như vậy, luật sư chính là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Theo tinh thần Khoản 4 Điều 18 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất: “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự có quy định như sau:
“4. Tại phiên toà đương sự mới nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, thì Hội đồng xét xử chấp nhận, nếu người được đương sự nhờ làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đáp ứng các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này và việc chấp nhận đó không gây cản trở cho Hội đồng xét xử tiếp tục xét xử vụ án.
Hội đồng xét xử không chấp nhận đề nghị của đương sự hoãn phiên toà để đương sự nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.”
Trường hợp nguyên đơn tại phiên tòa xét xử có yêu cầu thay đổi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng sẽ được xét tương tự như trên. Tức là nếu việc thay đổi đó không gây cản trở cho Hội đồng xét xử tiếp tục xét xử vụ án và người thay thế đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu nguyên đơn yêu cầu hoãn phiên tòa để thay đổi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì Hội đồng xét xử sẽ không chấp nhận yêu cầu đó.