Các quốc gia trên thế giới như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Liên bang Nga đã cập nhật cũng như đạt được những tiến bộ nhất định trong việc quy định nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử trong luật tố tụng hình sự.
Mục lục bài viết
1. Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử theo pháp luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:
Mô hình tố tụng được sử dụng trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự là mô hình tranh tụng. Luật sư và Công tố viên có quyền bình đẳng trong việc thu thập và đưa ra chứng cứ. Pháp luật quy định nguyên tắc loại trừ chứng cứ đối với những chứng cứ được thu thập bất hợp pháp, theo đó, khi một thẩm phán cho rằng chứng cứ thu thập được vi phạm các quyền hiến định của bị cáo thì không thể sử dụng chứng cứ đó trong quá trình xét xử.
Tố tụng hình sự Hoa Kỳ chủ yếu sử dụng án lệ, tuy nhiên tất cả thủ tục tố tụng đều phải tuân thủ nguyên tắc về tố tụng hình sự của liên bang, của các bang, các nguyên tắc và quy định của các cơ quan Bộ Tư pháp và trên cơ sở quy định của Hiến pháp Hoa Kỳ, Luật nhân quyền, Hiến pháp các tiểu bang, tổng luật Hoa Kỳ, các đạo luật của các bang, các quyết định của các Tòa án.
Được thông qua lần đầu tiên vào năm 1975, Quy tắc về chứng cứ liên bang (Federal Rules of Evidence – FRE) hệ thống hóa luật chứng cứ áp dụng tại các
Theo Quy tắc về chứng cứ Liên bang, các loại nguồn chứng cứ “văn bản, ghi âm và ảnh” ở bản gốc phải đảm bảo “Bản gốc văn bản, ghi âm và ảnh cần được yêu cầu để chứng minh nội dung của nó trừ khi các quy tắc này hoặc quy chế liên bang quy định khác” (Quy tắc 1002); ở bản sao cần phải đảm bảo “Bản sao có thể được chấp nhận ở cùng mức độ với bản gốc trừ khi người ta đặt ra câu hỏi xác thực về tính xác thực của bản gốc hoặc hoàn cảnh khiến việc thừa nhận bản sao là không công bằng” (Quy tắc 1003).
2. Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử theo pháp luật Vương quốc Anh:
Quy định về nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử trong tố tụng hình sự Vương quốc Anh được quy định tại điều 133 Đạo luật tư pháp hình sự 2003 (Criminal Justie Act 2003) như sau:
“133 Proof of statements in documents
Where a statement in a document is admissible as evidence in criminal proceedings, the statement may be proved by producing either
(a) the document, or
(b) (whether or not the document exists) a copy of the document or of the material part of it, authenticated in whatever way the court may approve.” [Criminal Justice Act 2003] “
Theo đó, “Nguồn chứng cứ về các tuyên bố trong tài liệu: Khi một tuyên bố trong tài liệu được chấp nhận là nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự, tuyên bố đó có thể được chứng minh bằng cách đưa ra một trong hai: a) tài liệu, hoặc b) (cho dù tài liệu có tồn tại hay không, một bản sao của tài liệu hoặc phần vật chất của nó, được chứng thực theo bất kỳ cách nào mà tòa án có thể chấp thuận”.
Nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự sẽ bao gồm tài liệu điện tử: nguồn chứng cứ có thể được thu thập từ tài liệu điện tử gốc hoặc bản sao của tài liệu điện tử đó được chứng thực bằng bất kỳ cách nào (miễn là bản sao kỹ thuật số đã được sao chép theo cách ghi lại toàn bộ tệp, bao gồm tất cả các thuộc tính của nó, chẳng hạn như siêu dữ liệu, mà không làm thay đổi dữ liệu gốc).
Quy tắc này về chứng cứ được đưa ra nhằm đảm bảo sự công bằng trong tố tụng hình sự bằng việc xác định nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử, cấm sử dụng những nguồn chứng cứ không đáng tin cậy, sai lệch. Nguyên tắc kiểm tra chéo, đối chất để xác định tính chính xác, tính có căn cứ của chứng cứ được đặc biệt coi trọng. Việc đánh giá chứng cứ để đưa ra phán quyết cuối cùng dựa trên những tiêu chí hợp lệ của chứng cứ do pháp luật quy định, ở đây là Điều 133 Đạo luật Tư pháp hình sự 2003.
3. Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử theo pháp luật Liên bang Nga:
Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử được quy định tại Điều 84 BLTTHS Liên Bang Nga, thuộc “những tài liệu khác” của nguồn chứng cứ, cụ thể:
“Điều 84. Những tài liệu khác
1. Những tài liệu khác được coi là chứng cứ, nếu những thông tin trong đó có ý nghĩa trong việc xác định những tình tiết quy định tại Điều 73 Bộ luật này.
2. Những tài liệu có thể chứa đựng những thông tin thể hiện dưới dạng văn bản hoặc dưới dạng khác. Trong đó có thể có các tài liệu bằng ảnh, phim, băng đĩa audio và video và những vật khác có chứa đựng thông tin mà có thể nhận được, sử dụng được hoặc đệ trình được theo thủ tục quy định tại Điều 86 Bộ luật này.
3. Những tài liệu này được đưa vào hồ sơ vụ án và bảo quản trong thời hạn bảo quản theo yêu cầu của người quản lý hợp pháp, thì những tài liệu đã bị thu giữ và đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bản sao của những tài liệu này có thể được trả cho họ.
4. Những tài liệu có những dấu hiệu quy định tại khoản 1 Điều 81 Bộ luật này được coi là vật chứng.”
Theo đó, nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử theo BLTTHS Liên Bang Nga gồm các tài liệu bằng ảnh, phim, băng đĩa audio và video và những vật khác” có chứa đựng thông tin mà có thể nhận được, sử dụng được hoặc đệ trình được theo thủ tục tại Điều 86 BLTTHS Liên Bang Nga.
Quy định về nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử của Liên Bang Nga liệt kê các loại nguồn và việc thu thập các loại nguồn này phải đúng quy định của BLTTHS thì mới có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự. Đảm bảo chứng cứ thu thập từ những nguồn hợp pháp, theo đúng trình tự thủ tục qua đó đảm bảo các thuộc tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ thu thập được qua loại nguồn dữ liệu điện tử.
Việc các nhà làm luật chỉ liệt kê các loại nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử mà không đưa ra định nghĩa cụ thể nhằm làm sáng tỏ, tránh việc hiểu sai lệch các quy định của pháp luật về nguồn chứng cứ. Bên cạnh đó, các loại nguồn chứng cứ rất đa dạng, việc đưa ra định nghĩa nguồn chứng cứ bao hàm hết các vấn đề là rất khó khăn.
4. Nhận xét chung:
Như vậy qua nghiên cứu nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử của các nước như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Liên bang Nga chúng ta có thể thấy sự cập nhật cũng như tiến bộ của các quốc gia trong việc quy định nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử trong luật tố tụng hình sự.
Đầu tiên đó là việc quy định khái niệm một cách chung nhất về dữ liệu điện tử, bởi vì đặc điểm như đã phân tích về dữ liệu điện tử là có sự phát triển rất nhanh về công nghệ. Có thể có các loại dữ liệu điện tử mới xuất hiện mà các nhà lập pháp sẽ không biết trước được những đặc điểm của dữ liệu đó, làm cho quy định pháp luật sẽ không phù hợp. Do đó, các nước đã có khái niệm chung nhất về nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử.
Thứ hai, các nước có quy định về cụ thể về bản sao của dữ liệu điện tử là như thế nào, và việc thực hiện phân tích, phục hồi, kiểm tra, đánh giá nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử trên bản sao. Việc quy định như vậy sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định chính xác bản sao về trình tự, thủ tục cũng như cách thức khởi tạo bản sao trong tố tụng hình sự.
Ngoài ra, quy định của các nước về nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử còn phù hợp với sự phát triển của thế giới về nguồn chứng cứ này. Trong đó, có Tổ chức quốc tế về chứng cứ máy tính (International organization on computer evidence – IOCE) được thành lập vào giữa những năm 1990 nhằm phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về chứng cứ máy tính. Vào thời điểm nhóm tạo ra tài liệu “Hướng dẫn Thực hành Tốt nhất trong Giám định Pháp y về Công nghệ Kỹ thuật số” vào năm 2002, khái niệm bằng nguồn chứng cứ máy tính đã được thay thế bằng loại nguồn chứng cứ kỹ thuật số chung chung hơn. Các hướng dẫn bao gồm một loạt các phương pháp thực hành tốt nhất để thực hiện năng lực pháp y và bao gồm các nhu cầu về thiết bị, đào tạo và tổ chức.