Quy định chung về công chứng theo pháp luật hiện nay? Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch?
Công chứng được hiểu theo cách đơn giản nhất chính là việc xác thực các hợp đồng, các giao dịch có tính chính xác và hợp pháp, không trái với đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ…mà các cá nhân có yêu cầu công chứng theo quy định. Trông công chứng, tùy theo các trường hợp khác nhau mà Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch tham gia theo quy định với các tư cách khác nhau. Để hiểu thêm về Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch trong việc công chứng, mời ban đọc theo dõi các nội dung sau đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Quy định chung về công chứng theo pháp luật hiện nay
1.1. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
Quy định tại các khoản 4,7, 8 quy định về Người yêu cầu công chứng Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn như sau:
4. Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
7. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
8. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Theo như trên có thể thấy, theo quy định thì người yêu cầu công chứng được Công chứng viên hướng dẫn việc thực hiện các thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật và có thể yêu cầu được hướng dẫn giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng theo quy định
Ngoải ra, Người yêu cầu công chứng phải kiểm tra lại các dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng để xác thực lại một lần nữa các thông tin và tăng độ chính xác, tránh các rủi ro sau này có thể gặp phải. Sau khi đã thực hiện xong thì người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ và đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch theo quy định về thủ tục công chứng quy định
1.2. Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng
Quy định tại Luật công chứng điêu 41 có quy định về Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của
Công chứng viên có trách nhiệm thực hiện các việc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật công chứng 2014 quy định để thực hiện các công việc chuyên môn của mình và đối với các Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực đúng với thực tế, không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, và tiến hành giao dịch theo quy định
Về phía Người yêu cầu công chứng thì phải tự đọc dự thảo hợp đồng, và đọc lại các điều khoản giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe để xác thực theo quy định. Đối với các Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, hay giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. thì Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định của pháp luật để đối chiếu trước khi ghi lời chứng và trước khi ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch được hoàn thành. Và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về Thành phần hồ sơ đó là:
+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch
+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch được quy định tại Điều 47 Luật Công chứng 2014 (hiệu lực từ 1/1/2015) như sau: Tại Điều 47. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch quy định về:
2. 1. Người yêu cầu công chứng
Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.
Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.
Ví dụ Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không co khả năng nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng. Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định theo quy định của pháp luật.
2.2. Người làm chứng
Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.
Theo khoản 2 Điều 22
2. Người làm chứng theo quy định tại khoản 3 Điều 36
Ngoài ra thì Điều 36. Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định:
Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.
Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.
2.3. Người phiên dịch
Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch.
Người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng.
Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.
Theo Điều 22 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì người phiên dịch và người làm chứng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:
Như vậy có thể thấy Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực hợp đồng hay thực hiện các giao dịch không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch theo quy định phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng trong các trường hợp và. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả theo quy định hay do thỏa thuận
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch và các thông tin pháp lý liên quan về vấn đề này dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.