Hợp đồng vay tài sản? Người vay tiền chết thì ai phải trả nợ? Chết có hết nợ không?
Hiện nay, nhiều người vẫn quan niệm rằng chết là hết, chết là xóa sạch mọi nợ nần khi còn sống đã vay. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về trường hợp người vay tiền chết thì ai phải trả nợ? Chết có hết nợ không?
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng vay tài sản?
Trong cuộc sống hàng ngày, để giải quyết những khó khăn tạm thời về kinh tế, đặc biệt đối với những doanh nghiệp đang túng thiếu cần vốn để sản xuất, kinh doanh, thì họ thường phải đi vay mượn tiền, tài sản của người khác, khi đó họ sẽ kí hợp đồng vay tài sản. Hợp đồng vay tài sản thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết những khó khăn tạm thời trong cuộc sống, trong sản xuất, kinh doanh.
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.(Điều 463
Hợp đồng vay tài sản có những đặc điểm sau:
– Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ. Nếu xét về nguyên tắc thì hợp đồng cho vay tài sản là hợp đồng đơn vụ đối với những trường hợp vay không có lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả vật cùng loại tương ứng với số lượng, chất lượng của tài sản cho bên vay. Bên vay không có quyền đối với bên cho vay. Trong trường hợp hợp đồng vay tài sản có quy định về mức lãi suất thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tiền đúng hạn nếu vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự.
– Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng có đền bù, nếu hợp đồng vay không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù
– Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận đối với tài sản. Do đó bên vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng
Khi vay tài sài sản thì bên cay có nghĩa vụ trả nợ cho bên vay, cụ thể như sau:
+ Khi đến hạn trả tiền thì bên vay tài sản sẽ phải trả đủ tiền cho bên cho vay
+ Nếu vay tiền mà không phải trả lãi suất mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả tiền lãi với mức lãi suất tối đa là 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gia chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
+ Nếu vay có lãi suất mà đến hạn mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay sẽ phải trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên tương ứng với thời hàn mà đến hạn chưa trả. Trong trường hợp vay chậm trả thì sẽ trả lãi theo mức lãi suất tối đa không quá 10%/năm của số tiền chậm trả
2. Người vay tiền chết thì ai phải trả nợ?
Tại Điều 615
– Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi người vay tiền chết thì những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ khi có thỏa thuận khác, điều này chỉ áp dụng với người hưởng di sản thừa kế. Quy định này cần được hiểu là người hưởng thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại không phải với tư cách là chủ thể mới, họ không thay thế chủ thể mà với tư cách là người thực hiện nghĩa vụ tài sản.
Người thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự trừ trường hợp việc từ chối di sản thừa kế nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Nếu họ nhận di sản thì sẽ phải thanh toán hết những khoản vay nợ mà người chết để lại di sản. Nếu từ chối nhận di sản thừa kế thì sẽ không phải thanh toán những khoản vay, nợ của người chết để lại vì món nợ ở đây không phải là món nợ của bản thân họ.
Nghĩa vụ tài sản ở đây được hiểu là món nợ khi còn sống của người chết. Do đó khi họ chết đi thì sẽ phải dùng di sản của người chết để thanh toán khoản nợ đó. Nếu sau khi đã thanh toán xong nghĩa vụ tài sản đó và các chi phí khác liên quan đến di sản mà vẫn còn di sản thì phần còn lại đó mới được coi là di sản thừa kế. Phần di sản thừa kế này có thể có phần di sản dùng cho thờ cúng, phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, phần di sản dành cho di tặng và phần di sản dành chia cho những người thừa kế. Nếu sau khi thanh toán mà không còn di sản để dịch chuyển cho người hưởng di sản thì được coi là người chết không để lại di sản thừa kế.
– Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Tại trường hợp này thì được hiểu là khối tài sản mà người chết để lại đang chưa được chia, chưa được xác định phân quyền của từng người thừa kế. Thì việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người thừa kế sẽ do những người thừa kế thỏa thuận trong phạm vi di sản mà người chết để lại và được tất cả những người người hưởng di sản thực hiện
Trong trường hợp di sản chưa được chia, có nghĩa là đang trong trạng thái là một khối di sản mà chưa xác định phần quyền của từng người thừa kế, thì việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người thừa kế sẽ do người quản lí di sản thực hiện mà người quản lý di sản thì do những người thừa kế thỏa thuận trong phạm vi di sản mà người chết để lại và được tất cả những người người hưởng di sản thực hiện.
– Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nếu người chết để lại di chúc mà trong bản di chúc có ghi rõ ai sẽ là người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ tài sản thì người thừa kế đó phải thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số di sản mà họ được nhận. Còn nếu họ không ghi rõ ràng trong bản di chúc ai phải thực hiện nghĩa vụ tài sản thì mỗi người thừa kế sẽ chỉ phải thực hiện một phần nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần di sản mà người đó được hưởng trên toàn bộ khối tài sản.
3. Chết có hết nợ không?
Trường hợp 1: Trong hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận chỉ người vay là người trả nợ:
Nếu trong hợp đồng vay tiền có thỏa thuận chỉ người vay là người phải trả nợ thì khi người này chết, hợp đồng vay tiền sẽ chấm dứt theo quy định tại khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.
Trường hợp 2: Trong hợp đồng vay tài sản không thỏa thuận chỉ người vay là người trả nợ:
– Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ trả tiền được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
– Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả tiền do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Do đó khi hợp đồng không vay tài sản không thỏa thuận chỉ người vay mới là người trả nợ thì khi người vay tiền chết mà họ có để lại tài sản thì người thừa kế của người này phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản thừa kế được hưởng do người chết để lại.
Bên cho vay có quyền yêu cầu người thừa kế của người vay tiền trả tiền khi người vay tiền chết. Nếu người thừa kế cố ý không trả tiền bên cho vay hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa án dân sự nơi người thừa kế đang cư trú để yêu cầu thanh toán nốt số tiền đã vay.
Lưu ý rằng bên cho vay phải có các giấy tờ để chứng minh về việc vay tiền.