Hợp đồng vay tài sản và nghĩa vụ của người vay tài sản? Người vay đã chết thì người thừa kế có nghĩa vụ trả nợ không?
Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều giao dịch dân sự vay mượn tài sản,
Luật sư
1. Hợp đồng vay tài sản và nghĩa vụ của người vay tài sản?
Tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự được hiểu là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
bất động sản và động sản cũng là tài sản, trong đó bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật. Còn động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Giấy tờ có giá và quyền tài sản cũng được coi là tài sản. Trong đó giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ có thể thực hiện định giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự tương ứng như tiền. Giấy tờ có giá có nhiều dạng khác nhau như: séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái…
Quyền tài sản cũng là một tài sản và nó được hiểu là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng là quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Thông thường trong các giao dịch dân sự và các giao dịch vay tài sản ta thường thấy quyền sử dụng đất được đem ra giao dịch và thế chấp để vay tiền phổ biến nhất do việc sở hữu quyền này khá phổ biến và việc thực hiện các thủ tục liên quan đến quyền này đễ dàng hơn so với các quyền khác.
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định tại Điều 463
Theo đó quy định của pháp luật về hợp đồng cho vay tài sản thì nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay được quy định cụ thể như sau:
– Nghĩa vụ của bên cho vay
Bên cho vay tài sản trước hết để thực hiện được giao dịch cần đảm bảo nghĩa vụ đầu tiên là nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay theo thỏa thuận của hai bên, cần phải giao tài sản vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
Trường hợp nếu bên cho vay biết tài sản mà mình cho vay không bảo đảm chất lượng mà cố tình không báo cho bên vay biết, cố ý giao tài sản cho vay và gây ra các hậu quả liên quan thì bên cho vay phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho bên vay, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
Một nghĩa vụ bắt buộc của bên cho vay nữa là nghĩa vụ không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn. Khi tiến hành cho vay tài sản, hai bên đã thỏa thuận trước về thời hạn cho vay tài sản, trước khi hết thời hạn này thì bên cho vay không có quyền cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn tránh làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên vay.
– Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
Khi đã nhận tài sản của bên cho vay thì bên vay tài sản phải thực hiện việc trả tài sản đúng thời hạn mà hai bên đã quy định.
Trường hợp tài sản cho vay là tiền thì ben vay phải trả đủ số tiền đã vay tiền khi đến hạn.
Trường hợp nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp bên vay và bên cho vay có thỏa thuận khác. Nếu như bên vay không thể trả vật đã vay thì hai bên có thể thỏa thuận và nếu được bên cho vay đồng ý thì bên vay có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, .
Cũng như thời điểm trả tài sản thì địa điểm trả nợ được hiểu là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, nếu các bên có thỏa thuận về địa điểm trả nợ thì sẽ thực hiện trả theo địa điểm thỏa thuận.
Khi cho vay tài sản có hai trường hợp: vay không có lãi và vay có lãi
+ Trường hợp vay không có lãi: tức bên vay chỉ phải trả lại tài sản mà không phải trả lãi suất phát sinh thì khi đến hạn bên vay phải trả tài sản cho bên cho vay. Nếu bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ khi hết thời hạn thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất không quá 20%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
+ Trường hợp vay có lãi: tức hai bên thỏa thuận trong quá trình cho vay bên vay sẽ phải trả một số tiền lãi suất theo quy định, trường hợp này khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất không quá 20%/năm;
Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Người vay đã chết thì người thừa kế có nghĩa vụ trả nợ không?
Người thừa kế theo quy định của luật dân sự là người được hưởng di sản mà người chết để lại theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 615
– Trường hợp người chết nhưng để lại nghĩa vụ về tài sản, đồng thời để lại di sản thừa kế thì những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp người chết nhưng để lại nghĩa vụ về tài sản và di sản nhưng di sản chưa được chia thì nghĩa vụ trả tiền cho bên cho vay được người quản lý di sản của người chết thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại nhằm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, đảm bảo quyền và lợi ích của bên cho vay.
– Trường hợp người chết nhưng để lại nghĩa vụ về tài sản và di sản mà người chết để lại đã được chia cho những người thừa kế thì mỗi người thừa kế sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền do người chết để lại tương ứng với phần được nhận thừa kế nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận.
Theo quy định của pháp luật dân sự thì người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế tuy nhiên tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế không được quyền từ chối nhận di sản trong trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa vụ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu người vay tiền chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà chết thì người thừa kế của người chết có nghĩa vụ trả tiền trong phạm vi di sản của người chết để lại, trừ trường hợp trong hợp đồng vay tiền thỏa thuận nghĩa vụ trả tiền phải do chính người vay trả hoặc có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp này thì bên cho vay có quyền yêu cầu người thừa kế của người vay trả tiền tương ứng với số tiền được thừa kế từ di sản của người chết. Nhưng nếu khi được yêu cầu mà người thừa kế cố ý không trả cho bên cho vay thì bên cho vay có quyền khởi kiện tại