Hợp đồng gửi giữ xe là một trong căn cứ để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên khi xác lập giao dịch này, đồng thời quy định về trách nhiệm bồi thường của bên giữ tài sản. Vậy người trông giữ xe có quyền gì với chiếc xe mình trông giữ?
Mục lục bài viết
- 1 1. Vé giữ xe có được sử dụng để xác định là hợp đồng gửi giữ tài sản hay không?
- 2 2. Người trông giữ xe có quyền gì với chiếc xe mình trông giữ:
- 3 3. Nghĩa vụ của người trông giữ xe trong hợp đồng gửi giữa tài sản:
- 4 4. Bảo vệ nhà hàng làm mất xe của khách thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường?
1. Vé giữ xe có được sử dụng để xác định là hợp đồng gửi giữ tài sản hay không?
Hiện nay, vé giữ xe được hiểu là những loại giấy tờ hoặc thẻ xe được cung cấp bởi cửa hàng, trung tâm thương mại, các khu chung cư hoặc trường học, nhà hàng… phát hành cho người có nhu cầu muốn gửi phương tiện của mình cho một người khác tiến hành trông giữ. Việc trông giữ xe diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, cá nhân khi cầm vé xe đã chứng minh hành động gửi giữ trong xe tại địa điểm trông giữ xe một cách hợp pháp. Căn cứ theo Điều 554 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng gửi giữ tài sản được hiểu như sau:
Cá nhân khi tiến hành ký kết hợp đồng gửi giữ tài sản thể hiện rõ sự thỏa thuận giữa các bên khi ký kết hợp đồng này, theo đó bên giữ nhận tài sản và bên gửi tài sản sẽ có quyền và nghĩa vụ với nhau; bên giữ nhận tài sản của bên gửi phải có trách nhiệm bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi sau khi đã hết thời hạn hợp đồng, bên gửi tài sản cũng phải có trách nhiệm trả toàn bộ tiền công cho bên giữ trừ trường hợp gửi giữ xe không phải trả tiền công.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 của Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 thì hình thức giao dịch dân sự cũng được pháp luật ghi nhận thông qua thể hiện bằng lời nó,i văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Chính vì vậy, việc cá nhân trao vé giữ xe mặc dù không trực tiếp ký kết hợp đồng gửi giữ nhưng thông qua hành động này cũng đã xác lập hợp đồng gửi giữ. Nên giữa chủ xe vào bên giữ xe không ký kết hợp đồng vào văn bản nhưng vẫn tồn tại xác lập một hợp đồng gửi giữa tài sản bằng hành vi cụ thể và vé giữ xe chính xác đã được đưa cho người gửi tài sản chứng minh sự thỏa thuận giao dịch trong giữ xe. Để tránh những rủi ro trong quá trình gửi giữ thì đây cũng chính là bằng chứng trực tiếp có giá trị quan trọng để bên bị mất xe yêu cầu bên giữ xe bồi thường.
2. Người trông giữ xe có quyền gì với chiếc xe mình trông giữ:
Cá nhân là người trông giữ xe hoặc người gửi xe sau khi xác lập hợp đồng gửi giữ tài sản thì sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ trong giao dịch này. Trong đó, phải kể đến quyền của người trông giữ xe đối với chiếc xe mình đang trông giữ. Căn cứ theo quy định tại Điều 558 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền của bên giữ tài sản được thể hiện với các nội dung cơ bản dưới đây:
– Khi xác lập các giao dịch dân sự gửi giữ thai sản thì bên giữ tài sản hoàn toàn có quyền được yêu cầu bên gửi tài sản phải trả tiền công cho công việc của mình theo thỏa thuận giữa các bên;
– Trong suốt quá trình gửi giữ mà bên giữ tài sản phải áp dụng một số biện pháp để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công thì có thể yêu cầu bên gửi tài sản trả chi phí hợp lý này;
– Trong một số trường hợp bên gửi nhận tài sản sẽ phải lấy lại tài sản của mình nếu nhận được yêu cầu từ trong bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên để thực hiện quyền yêu cầu này thì phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý để cá nhân này có thể sắp xếp và thực hiện hành động này, việc báo trước này được áp dụng trong trường hợp nuôi giữ xe không xác định thời hạn;
– Bên giữ tài sản hoàn toàn có quyền bán tài sản giữ nếu nhận thấy có nguy cơ bị hư hỏng hoặc có khả năng bị tiêu hủy để đảm bảo lợi ích cho bên gửi việc thực hiện hành vi bán tài sản này phải báo cho bên gửi và trả lại cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi đã trừ đi những khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc bán tài sản này.
3. Nghĩa vụ của người trông giữ xe trong hợp đồng gửi giữa tài sản:
– Như đã biết giao dịch dân sự có thể được xác lập với nhau bằng văn bản học bằng lời nói hành vi cụ thể. Chính vì vậy cá nhân là bên giữ tài sản sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nhất định được căn cứ theo quy định tại Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015:
– Sau khi thỏa thuận với bên gửi tài sản về việc bảo quản tài sản thì bên giữ tài sản phải có nghĩa vụ bảo quản theo đúng thỏa thuận và trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ kể từ thời điểm bên gửi tài sản giao tài sản;
– Bên giữ tài sản có thể được tác động liên quan đến cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi này là thật sự cần thiết và nhằm mục đích là bảo quản tốt hơn tài sản đó. Tuy nhiên bên giữ tài sản phải tiến hành thông báo cho bên gửi biết về việc thay đổi này;
– Trong quá trình nhận giữ tài sản mà nếu phát hiện tình trạng có nguy cơ bị hư hỏng tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó thì bên giữ tài sản phải có nghĩa vụ thông báo kịp thời cho bên gửi biết về tình trạng này và yêu cầu bên gửi đưa ra hướng giải quyết một cách nhanh chóng kịp thời. Sau khi đã thông báo với trường hợp này mà bên gửi không trả lời hoặc không có động thái phản hồi thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu biên gửi thanh toán khoản chi phí ở bên nhận gửi thực hiện.
4. Bảo vệ nhà hàng làm mất xe của khách thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường?
Theo pháp luật dân sự thì khi giao kết hợp đồng với dữ tài sản thì bên nhận giữ xe của khách có trách nhiệm bảo quản và trả lại tài sản đúng như nguyên trạng cho bên gửi tài sản đồng thời với gửi tài sản cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên giữ làm mất hư hỏng tài sản giữ giữ trừ trường hợp bất khả kháng. Vì vậy nếu bên giữ tài sản làm mất tài sản của khách thì trong trường hợp này có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng với giá trị chiếc xe tạm thời điểm mất xe. Chủ quán sẽ chính là người phải thực hiện việc bồi thường.
Trong trường hợp chủ quán không chấp nhận việc bồi thường cho khách hàng thì khách hàng có thể tiến hành khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề này tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu khi phát hiện ra việc mất xe khách hàng phải ngay lập tức có sự phản hồi báo cho phía bên cửa hàng biết và yêu cầu Cửa hàng có sự can thiệp kịp thời nhanh chóng chiết xuất camera lập biên bản sự việc và trình báo Công an xã, phường, thị trấn để giải quyết.
Về mức bồi thường thì xe bị mất sẽ được định giá, thông thường pháp luật vẫn luôn tạo điều kiện để các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường. Hiện nay, người có xe bị mất sau khi gửi giữ có thể căn cứ vào quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC ghi nhận công thức định giá tài sản có thể dùng để áp dụng trong trường hợp này như sau:
Thời gian đã sử dụng | Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của tài sản trước bạ |
Tài sản mới | 100% |
Trong 1 năm | 90% |
Từ trên 1 đến 3 năm | 70% |
Từ trên 3 đến 6 năm | 50% |
Từ trên 6 đến 10 năm | 30% |
Trên 10 năm | 20% |
Theo bảng trình bày ở trên thì thời gian sử dụng của tài sản được tính từ năm sản xuất đến năm kê khai lệ phí trước bạ. Trường hợp không xác định được năm sản xuất thì thời gian sử dụng của tài sản được tính từ năm bắt đầu đưa tài sản vào sử dụng đến năm kê khai lệ phí trước bạ.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Thông tư 13/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về lệ phí trước bạ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.