Người thân của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng có thể đại diện để góp vốn vào công ty trực thuộc bộ đó được được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, xin hỏi liệu bộ trưởng hoặc thứ trưởng có thể cử người thân của mình làm đại diện vốn cho công ty trực thuộc bộ đó không? Tại sao? Chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 thì:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. ”.
Như vậy, bộ trưởng hoặc thứ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ được xác định là cán bộ. Xem xét Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng 2005 quy định những việc mà cán bộ không được làm gồm có những việc sau:
“2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.”
>>> Luật sư
Như vậy, trong tình huống bạn nêu ra cần xác định người thân ở đây là ai? Trong trường hợp người thân là vợ hoặc chồng thì sẽ được xác định là không được thực hiện việc góp vốn. Còn nếu người thân là những người khác như cô, dì, chú, bác, ông bà thì luật pháp không có quy định cấm.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Hợp đồng góp vốn có cần công chứng không?
– Thay đổi tài sản góp vốn bằng tài sản cố định
– Chuyển nhượng vốn và góp vốn công ty cổ phần
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài