Hội đồng xét xử phúc thẩm hình sự là gì? Người tham gia và thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm hình sự?
Như chúng ta đã biết, xét xử phúc thẩm được hiểu là việc các
Căn cứ pháp lý:
1. Hội đồng xét xử phúc thẩm hình sự là gì?
1.1. Hội đồng xét xử là gì?
Hội đồng xét xử là hội đồng gồm các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa các vụ án và ra bản án hoặc quyết định đối với các vụ án
1.2. Quy định về Tòa án cấp phúc thẩm?
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
1.3. Mục đích của xét xử phúc thẩm
– Mục đích của việc xét xử phúc thẩm là nhằm kiểm tra lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, sửa chữa những sai lầm và vi phạm của toà án sơ thẩm nhằm bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật
– Đối với Việc xét xử phúc thẩm chỉ phát sinh khi có kháng cáo của những người có quyền kháng cáo hoặc kháng nghị của viện kiểm sát nhân dân. Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ xét xử đối với phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị. Phần còn lại không bị kháng cáo, kháng nghị chỉ được xem xét nếu có điểm cần được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
– Khi xét xử, toà án cấp phúc thẩm có quyền bác kháng cáo và kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm theo hướng nặng hơn hoặc nhẹ hơn; huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại. Bản án và quyết định của toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên.
1.4. Quy định của pháp luật về Xét xử phúc thẩm hình sự được tiến hành như thế nào?
Khoản 1 Điều 330 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định xề xét xử phúc thẩm hình sự như sau:
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Như vậy, có thể thấy bản chất của xét xử phúc thẩm dân sự và hình sự là giống nhau. Những quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
1.5. Vai trò của việc xét xử tòa phúc thẩm
– Phúc thẩm bản án và các quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục những sai lầm có thể có trong những bản án hay quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án, bảo đảm bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng như các lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước. theo quy định của pháp luật
– Thông qua phúc thẩm và các tòa án cấp trên có thể kiểm ưa hoạt động xét xử của tòa án cấp dưới, qua đó có thể rút kinh nghiệm, hướng dẫn công tác xét xử, bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong hoạt động xét xử tại các tòa án theo quy định.
2. Người tham gia và thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm hình sự
2.1. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm những ai?
– Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 254 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau: Tại Điều 254. Thành phần Hội đồng xét xử
1. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
2. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.
Như vậy hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 03 Thẩm phán theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự như trên. và thẩm quyền của Hội đồng xét xử được quy định, Các thành phần có mặt trong hội đồng xét xử theo quy định cần phải thực hiện các trách nhiệm và đúng thẩm quyền theo quy định. Tùy từng trường hơp mà có các quy định về Hội đồng xét xử khác nhau, ví dụ như các trường hợp có tính chất nghiêm trọng thì HĐXX sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm theo quy định như trên để đảm bảo cho quá trình xét xử.
2.2. Các trường hợp thay đổi thẩm phán, hội thẩm
Căn cứ Điều 49, 53 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì thẩm phán, hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
– Đồng thời là bị hại và các đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo
– Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó
– Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ
– Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau
– Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định theo quy định của pháp luật
Việc thay đổi Thẩm phán, và Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa
Như vậy có thể thấy được vai trò quan trọng của thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm thông qua quy định trên đó là Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa, trong các trường hợp muốn thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
2.3. Thẩm quyền của Hội đồng phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm
Tại Điều 361. Thẩm quyền của Hội đồng phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm quy định như sau:
1. Hội đồng phúc thẩm có quyền:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật;
b) Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;
c) Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
2. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Thông qua quy định trên là Thẩm quyền của Hội đồng phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm cũng có thể thấy đây vừa là Thẩm quyền của Hội đồng phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm vừa quy định về trách nhiệm của Hội đồng phúc thẩm trên các phương diện là Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hay Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án hay quyết định Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Người tham gia và thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm hình sự, cung cấp thêm cho bạn đọc về các thông tin pháp lý liên quan tới các vấn đề về Hội đồng xét xử phúc thẩm hình sự.