Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Kiến thức pháp luật » Người tham gia giao thông gồm đối tượng nào? Trách nhiệm?

Kiến thức pháp luật

Người tham gia giao thông gồm đối tượng nào? Trách nhiệm?

  • 02/08/2022
  • bởi Lê Thị Hồng Gấm
  • Lê Thị Hồng Gấm
    02/08/2022
    Kiến thức pháp luật
    0

    Người tham gia giao thông gồm những đối tượng nào? Thuật ngữ tiếng Anh? Trách nhiệm của người tham gia giao thông? Các quy định pháp luật?

    Tham gia giao thông là nhu cầu cơ bản của người dân trong hoạt động, nhiệm vụ hàng ngày. Tuy nhiên nhiều người chưa nắm được đối tượng tham gia giao thông là những đối tượng nào? Không chỉ những người đang sử dụng phương tiện mới là đang tham gia giao thông. Do đó, mỗi chúng ta cần biết quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi tham gia giao thông. Để đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn giao thông. Các trách nhiệm được quy định cụ thể ở nhóm văn bản pháp luật điều chỉnh liên quan đến hoạt động giao thông.

    Căn cứ pháp lý:

    – Luật Giao thông đường bộ hợp nhất năm 2019.

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

    Rất nhiều người hiện nay thường nhầm lẫn giữa việc chỉ có những người điều khiển xe trên đường thì mới được coi là đối tượng tham gia giao thông.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Người tham gia giao thông gồm những đối tượng nào?
    • 2 2. Thuật ngữ tiếng Anh:
    • 3 3. Trách nhiệm của người tham gia giao thông:
      • 3.1 3.1. Đối với người điều khiển phương tiện giao thông:
      • 3.2 3.2. Đối với người đi bộ trên đường bộ:
      • 3.3 3.3. Đối với người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ:

    1. Người tham gia giao thông gồm những đối tượng nào?

    Theo quy định khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông bao gồm:

    + Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

    + Người điều khiển, dẫn dắt súc vật;

    + Người đi bộ trên đường bộ.

    Do đó mà người tham gia giao thông không chỉ bao gồm nhóm người sử dụng phương tiện như nhiều người vẫn nghĩ. Chúng ta di chuyển trên đường là đang tham gia giao thông.

    Thế nào là phương tiện được sử dụng tham gia giao thông đường bộ?

    Xem thêm: Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?

    – Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng:

    + Phương tiện giao thông đường bộ:

    Bao gồm:

    – Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Bao gồm

    + Xe ô tô;

    + Máy kéo;

    + Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo;

    + Xe mô tô hai bánh;

    + Xe mô tô ba bánh;

    + Xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự.

    – Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm xe đạp, kể cả xe đạp máy.

    – Xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

    + Xe máy chuyên dùng:

    Bao gồm:

    – Xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp.

    – Các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

    2. Thuật ngữ tiếng Anh:

    Người tham gia giao thông tiếng Anh là Participants traffic.

    Trách nhiệm của người tham gia giao thông tiếng Anh là Responsibilities of road users.

    3. Trách nhiệm của người tham gia giao thông:

    Khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông phải tuân thủ, chấp hành các quy định giao thông đường bộ. Phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông. Để giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Cũng như được pháp luật bảo vệ trong trường hợp có xung đột quyền lợi ích giữa các chủ thể cùng tham gia giao thông.

    Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Căn cứ vào việc tuân thủ quy định khi tham gia giao thông để xác định quyền lợi, nghĩa vụ tương ứng.

    Trong đó, trách nhiệm của người tham gia giao thông được xây dựng trên các quy tắc, các nghĩa vụ như sau:

    3.1. Đối với người điều khiển phương tiện giao thông:

    Các quy tắc về hướng đi và đường đi:

    Người điều khiển phương tiện giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình. Phải đi đúng làn đường, phần đường quy định. Các phương tiện khác nhau phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông. Cụ thể:

    – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép. Khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

    – Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

    – Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

    Các quy tắc về hệ thống báo hiệu đường bộ và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:

    – Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Cụ thể:

    + Phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông: đèn xanh được đi, đèn vàng giảm tốc độ và đèn đỏ dừng lại.

    + Phải chấp hành các chỉ dẫn trên biển báo cũng như các báo hiệu trên đường. Như các chỉ dẫn được xây dựng bằng vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ hoặc rào chắn.

    – Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Hiệu lệnh này được coi là quy định cần áp dụng, có giá trị áp dụng cao hơn các biển báo, đèn báo cố định.

    Các quy tắc về vượt xe:

    – Khi vượt xe, người điều khiển xe phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. Trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

    – Người điều khiển xe chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải. Nếu có bất kỳ dấu hiệu không đảm bảo an toàn nêu trên thì người tham gia giao thông không được vượt.

    Ngoài ra, người điều khiển xe cũng không được vượt trong trường hợp:

    + Trên cầu hẹp có một làn xe;

    + Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

    + Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

    + Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

    + Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

    – Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua. Không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

    Quy tắc về chuyển hướng xe:

    – Chỉ được chuyển hướng xe ở phạm vi không có biển báo cấm. Phải báo hiệu cho các phương tiện tham gia giao thông khác. Dần giảm tốc độ xe và có tín hiệu báo hướng rẽ trước một khoảng cách nhất định trước hướng rẽ. Đảm bảo khoảng thời gian thông báo, giúp các phương tiện khác chủ động tay lái.

    Quy tắc về lùi xe:

    – Chỉ lùi xe ở các tuyến đường cho phép lùi xe. Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau. Phải đảm bảo có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi. Thực hiện chậm các thao tác và tiến hành đồng thời với quan sát.

    -Không được lùi xe ở khu vực sau:

    + Các khu vực cấm dừng.

    + Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.

    + Nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

    + Nơi tầm nhìn bị che khuất.

    + Trong hầm đường bộ, đường cao tốc.

    Quy tắc về dừng, đỗ xe:

    Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

    – Bên trái đường một chiều;

    – Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

    – Trên cầu, gầm cầu vượt;

    – Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

    – Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

    – Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

    – Nơi dừng của xe buýt;

    – Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

    – Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

    – Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

    – Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

    Ngoài ra, người điều khiển giao thông còn phải tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo hiệu quả an toàn giao thông, đảm bảo trật tự tham gia giao thông khác. Điển hình như:

    + Nhường đường cho xe ưu tiên.

    + Không được sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.

    + Chở đúng số người quy định,… để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và trật tự an toàn giao thông của toàn xã hội. Tuân thủ quy định khi tham gia giao thông trước tiên là đảm bảo cho quyền lợi và an toàn của mọi người xung quanh.

    3.2. Đối với người đi bộ trên đường bộ:

    – Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường, phần đường đã được ngăn cách dành cho người đi bộ. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Không được tràn xuống nòng đường, dàn hàng ngang trên đường.

    – Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ. Vẫn phải tuân thủ các quy định đèn báo giao thông và biện pháp bảo đảm an toàn khác.

    + Ở nơi không có biển báo, đèn báo phải quan sát các xe đang đi tới,. Chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. Phải ra dấu hiệu xin đường cho các xe đi gần tới.

    – Phải tuân thủ các quy định tham gia giao thông an toàn. Không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

    – Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường. Đặc biệt là người thân có trách nhiệm trông giữ trẻ và đi kèm, quản lý trẻ tham gia giao thông an toàn.

    3.3. Đối với người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ:

    – Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường. Phải đảm bảo an toàn cho người đi phía bên ngoài đường. Đặc biệt là phải bảo đảm vệ sinh trên đường.

    + Trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn. Tránh để súc vật thả rông, gây cản trở giao thông cho người khác.

    – Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới. Phải đi đúng phần đường, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Phải trông giữ, quản lý súc vật, chịu trách nhiệm nếu súc vật gây ảnh hưởng đến trật tự tham gia giao thông.

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Kiến thức pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Lê Thị Hồng Gấm

    Chức vụ: Đang cập nhật ...

    Lĩnh vực tư vấn: Đang cập nhật ...

    Trình độ đào tạo: Đang cập nhật ...

    Số năm kinh nghiệm thực tế: Đang cập nhật ...

    Tổng số bài viết: 290 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Điều kiên người tham gia giao thông đường bộ

    Người tham gia giao thông đường bộ


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?

    Văn hóa giao thông là gì? Như thế nào được cho là người tham gia giao thông có văn hóa? Giải pháp nâng cao văn hóa giao thông?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Mẫu bản tự kiểm điểm Đoàn viên và hướng dẫn cách viết

    Khái niệm Bản kiểm điểm Đoàn viên? Tiêu chí đánh giá đoàn viên? Bản kiểm điểm đoàn viên?

    Thâm niên công tác được tính thế nào? Cách tính thâm niên?

    Khái niệm thâm niên công tác? Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên? Cách tính phụ cấp thâm niên? Phụ cấp thâm niên có được tính đóng BHXH bắt buộc không?

    Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở tỉnh khác được không?

    Khái quát về thẻ căn cước công dân gắn chíp? Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở tỉnh khác được không?

    Công ty chứng khoán là gì? Đặc điểm của công ty chứng khoán?

    Công ty chứng khoán là gì? Đặc điểm của công ty chứng khoán? Vai trò của công ty chứng khoán?

    Mất khả năng thanh toán là gì? Thế nào là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?

    Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là gì? Các chủ thể có thẩm quyền nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản? Trình tự, thủ tục giải quyết phá sản?

    Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì? Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?

    Hợp đồng mua bán hàng hóa? Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?

    Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Đặc điểm và phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

    Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?

    Hợp đồng đại lý là gì? Đặc điểm và quy định về hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

    Hợp đồng đại lý là gì? Đặc điểm pháp lý của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa? ? Hình thức và nội dung của hợp đồng đại lý thương mại? Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý? Điều kiện có hiệu lực về chủ thể của hợp đồng đại lý? Hợp đồng đại lý có sử dụng biện pháp bảo đảm là ký quỹ?

    Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao đối với các loại tác phẩm

    Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao cho các tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu, nhiếp ảnh? Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao? Nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn? Quy định của pháp luật về tiền nhuận bút? Viết bài đăng báo có được trả nhuận bút không? Viết bài cho công ty để tuyên truyền thì có được hưởng nhuận bút không?

    Thỏa thuận trọng tài là gì? Trọng tài thương mại quốc tế và thỏa thuận trọng tài

    Trọng tài thương mại quốc tế là gì? Thỏa thuận trọng tài là gì? Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài? Bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận trọng tài? Sự hỗ trợ của tòa án đối với thỏa thuận trọng tài? Nội dung của thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế? Thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế vô hiệu? Quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài thương mại

    Xe kinh doanh vận tải là gì? Những loại xe buộc phải đăng ký?

    Xe kinh doanh vận tải là gì? Xe kinh doanh vận tải tiếng Anh là gì? Những loại xe buộc phải đăng ký?

    Tổ chức tín dụng là gì? Đặc điểm và hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

    Tổ chức tín dụng là gì? Đặc điểm và hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam? Điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng? Phân loại tổ chức tín dụng? Ý nghĩa của việc phân loại tổ chức tín dụng? Một số tổ chức tín dụng điển hình?

    Quảng cáo là gì? Đặc điểm của quảng cáo thương mại?

    Quảng cáo thương mại là gì? Đặc điểm của quảng cáo thương mại? Sản phẩm quảng cáo thương mại? Phương tiện quảng cáo thương mại? Sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại?

    Cổ phần là gì? Các loại cổ phần của công ty cổ phần?

    Cổ phần là gì? Các loại cổ phần của công ty cổ phần?

    Hợp đồng kinh doanh là gì? Quy định về hợp đồng trong kinh doanh?

    Hợp đồng kinh doanh là gì? Đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh? Phân loại hợp đồng trong kinh doanh? Nội dung pháp luật về giao kết hợp đồng trong kinh doanh? Hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh thương mại? Khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại?

    Vi phạm hợp đồng là gì? Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại?

    Quy định về Vi phạm hợp đồng thương mại? Xử lý Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại? Mức phạt vi phạm đối với thực hiện sai hợp đồng thương Mại? Một số thông tin pháp lý khác về hợp đồng thương mại?

    Logistics là gì? Phân tích các đặc điểm của dịch vụ Logistics?

    Logistics là gì? Dịch vụ logistics là gì? Đặc điểm về chủ thể của dịch vụ logistics? Đặc điểm về nội dung dịch vụ logistics? Đặc điểm về tính chất dịch vụ logistics?

    Nhóm công ty là gì? Đặc điểm pháp lý của nhóm công ty

    Khái niệm nhóm công ty? Đặc điểm pháp lý cơ bản của nhóm công ty? Các hình thức nhóm công ty? Ưu nhược điểm của mô hình nhóm công ty? Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty?

    Tự do hóa đầu tư là gì? Các biện pháp tự do hóa đầu tư?

    Quy định chung của pháp luật Việt Nam về đầu tư ra Nước Ngoài? Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài? Tự do hóa đầu tư là gì? Các biện pháp tự do hóa đầu tư?

    Nội dung Nghị quyết 29 NQ/TW đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

    Tìm hiểu về Nghị quyết 29 NQ/TW đổi mới căn bản toàn diện giáo dục? Tìm hiểu về nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW? Vai trò của chính sách giáo dục và đào tạo?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá