Quy định về bảo hiểm y tế? Những lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế? Người tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu? Người tạm trú mua bảo hiểm y tế hết bao nhiêu tiền?
Người dân ngày càng ý thức được tầm quan trọng, lợi ích của bảo hiểm y tế đối với cuộc sống của mình nên số người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng cao. Trong thời buổi hiện nay, việc người dân đi làm ăn tại các tỉnh, thành phố khác cũng ngày càng nhiều, đặc biệt là những người dân làm ăn tự do. Vậy khi đó, họ muốn đăng ký tham gia bảo hiểm y tế khám chữa bệnh thì họ sẽ phải đăng ký tham gia ở đâu và chi phí hết bao nhiêu?
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 505/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về bảo hiểm y tế:
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2004 quy định như sau:
“Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”.
Theo đó, bảo hiểm y tế chính là chính sách an sinh xã hội do Nhà nước Việt Nam tổ chức thực hiện và quản lý nhằm mục đích huy động sự đóng góp của các cá nhân, tập thể và toàn cộng đồng xã hội để phục vụ vấn đề chăm lo sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho toàn thể nhân dân. Bảo hiểm y tế được Nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận.
Bảo hiểm y tế hay còn gọi là bảo hiểm sức khoẻ, đúng theo cái tên gọi và mục đích của nó thì bảo hiểm y tế thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Khi tham gia bảo hiểm y tế người tham gia sẽ được nhà nước chi trả một phần hoặc toàn bộ số chi phí về việc khám bệnh, điều trị, phục hồi sức khỏe, thuốc thang nếu họ có vấn đề về sức khoẻ và phải khám và điều trị.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được chia làm 06 nhóm, cụ thể:
– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
– Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
– Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
– Nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
– Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
– Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
2. Những lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế:
Khi tham gia bảo hiểm y tế, những người tham gia sẽ được rất nhiều lợi ích khi đi khám chữa bệnh, đặc biệt là giảm nỗi lo về mặt kinh tế. Những lợi ích đó cụ thể như sau:
– Được hỗ trợ tiền mua bảo hiểm y tế: khi người dân tham gia bảo hiểm y tế thì tùy thuộc vào từng đối tượng được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng.
+ Đối với những đối tượng thuộc hộ cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo mà nhà nước quy định và đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều sẽ được nhà nước hỗ trợ tiền mua bảo hiểm y tế tối thiểu là 70%.
+ Đối với đối tượng tham gia là học sinh, sinh viên và những đối tượng là hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp mà có mức sống trung bình theo quy định của pháp luật thì sẽ được nhà nước hỗ trợ tiền mua BHYT tối thiểu là 30%.
– Người tham gia được khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế trên toàn quốc: Người tham gia bảo hiểm y tế được khám chữa bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại mọi cơ sở y tế mà có ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc.
– Người tham gia được quỹ bảo hiểm y tế chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh trong khoảng từ 40%-100%: đối với mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia sẽ phụ thuộc vào cá yếu tố như mức độ bệnh tật; nhóm đối tượng nằm trong phạm vi quyền lợi; thời gian tham gia bảo hiểm y tế. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả một khoản như sau:
+ Quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ là từ 80% đến 100%
+ Quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh nội trú không đúng tuyến tại các bệnh viện thuộc tuyến trung ương và thuộc các tuyến huyện, tuyến cơ sở sẽ là từ 40% đến 100%
– Người tham gia không chỉ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả và chi phí khám chữa bệnh mà còn được quỹ bảo hiểm y tế chi trả về phần thuốc và dịch vụ y tế. Tuy nhiên, những loại thuốc và dịch vụ y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả sẽ phải nằm trong danh mục được chi trả của Bộ Y tế ban hành. Ví dụ như nhóm thuốc gây tê, nhóm thuốc chống thoái hoá khớp điều trị gout,… sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả
– Khi phải đi khám chữa bệnh tại bệnh viện thì đương nhiên không chỉ mất chi phí khám chữa bệnh mà còn rất nhiều các chi phí khác mà người khám chữa bệnh cũng như người nhà của họ phải chi trả như chi phí ăn uống, xe cộ,…chính vì thế khi tham gia bảo hiểm y tế người khám chữa bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, từ đó họ và người nhà của họ cũng sẽ giảm được phần chi phí nào đó, giảm được nỗi lo về kinh tế.
– Tham gia bảo hiểm y tế thể hiện được tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, chia sẻ rủi ro với những người bệnh nhân bị bệnh đồng thời cũng góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
3. Người tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu?
Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế thì có 06 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và tuỳ từng nhóm sẽ có những địa điểm tham gia khác nhau. Đối với những nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng; do người sử dụng lao động đóng; do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì họ sẽ được tham gia bảo hiểm y tế tại nơi họ làm việc, học tập hoặc được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế. Còn riêng đối với nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì sẽ tham gia bảo hiểm y tế tại nơi đăng ký thường trú hoặc nơi có đăng ký tạm trú.
Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế có quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình:
“1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế”.
Theo quy định trên, thì những đối tượng đang sinh sống ở nơi khác nơi thường trú của mình nhưng có đăng ký tạm tại nơi ở hợp pháp đó mà chưa tham gia bảo hiểm y tế tại các nhóm đối tượng khác và nơi thường trú thì sẽ được đăng ký tham gia bảo hiểm y tế tại nơi mình tạm trú. Và trên thực tế, hầu hết những đối tượng này đều thuộc những trường hợp là lao động tự do.
Như vậy, điều kiện để một cá nhân tạm trú có thể tham gia bảo hiểm y tế đó là:
– Có đăng ký tạm trú tại nơi mình đang ở;
– Chưa tham gia bảo hiểm y tế.
Tại điểm d khoản 3 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 505/QĐ-BHXH quy định địa điểm mua, đăng ký tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình, cụ thể như sau:
“d) Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH”.
Như vậy, để mua bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình tại nơi tạm trú thì người tham gia nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đăng ký tạm trú hoặc một trong các đại lý thu như Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi người đó đăng ký tạm trú hoặc Trạm y tế xã, Bưu điện văn hóa xã.
4. Người tạm trú mua bảo hiểm y tế hết bao nhiêu tiền?
Theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế thì mức đóng của bảo hiểm y tế theo hộ gia đình sẽ được giảm trừ dần theo số lượng người tham gia có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Tuy nhiên, việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình chỉ được thực hiện khi các thành viên trong hộ gia đình tham gia trong cùng một năm tài chính.
Tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế quy định mức đóng bảo hiểm y tế với nhóm hộ gia đình, cụ thể:
– Người thứ nhất trong hộ gia đình (kể cả thường trú, tạm trú) khi đăng ký tham gia bảo hiểm y tế sẽ phải đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở
– Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất
– Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất
– Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất
– Từ người thứ năm trở đi sẽ chỉ phải đóng bằng 40% của người thứ nhất.
Mức lương cơ sở sẽ được nhà nước xem xét điều chỉnh sao cho phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước, phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Vì vậy, mức lương cơ sở có thể khác hoặc giống nhau tuỳ từng năm. Tính tới thời điểm hiện tại, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Như vậy, dựa vào mức lương cơ sở thời điểm hiện tại, ta có thể biết được khi người tạm trú mua bảo hiểm y tế tại nơi ở hiện tại của mình hết bao nhiêu, cụ thể như sau:
– Người thứ nhất trong sổ tạm trú đăng ký tham gia là 050 đồng/tháng
– Người thứ hai là 935 đồng/tháng
– Người thứ ba là 40.230 đồng/tháng
– Người thứ tư là 33.525 đồng/tháng
– Người thứ năm trở đi là 26.820 đồng/tháng.